Mẹo cho người bệnh tiểu đường đối phó với nắng nóng

Thiên Lan
Thiên Lan
06/07/2021 09:11 GMT+7

Tại sao người bệnh tiểu đường cần chú ý chăm sóc sức khỏe hơn khi trời nắng nóng?

Bạn có biết rằng người bệnh tiểu đường - cả loại 1 và loại 2 - cảm thấy nóng hơn những người không mắc bệnh tiểu đường không?

Tại sao người tiểu đường thường cảm thấy nóng hơn?

Một số biến chứng tiểu đường, như tổn thương các mạch máu và dây thần kinh, có thể ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi, từ đó khiến cơ thể không thể làm mát. Điều đó có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và sốc nhiệt, đây là trường hợp cần phải cấp cứu, theo CDC.gov.
Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mất nước hơn do cơ thể đào thải nhiều nước nhanh hơn.
Không uống đủ nước có thể làm tăng lượng đường trong máu, và lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước.
Một số loại thuốc người bệnh tiểu đường thường uống là thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao - cũng có thể làm mất nước.
Nhiệt độ cao có thể thay đổi cách cơ thể sử dụng insulin. Người bệnh cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn và điều chỉnh liều lượng insulin cũng như thức ăn và đồ uống.

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn để đảm bảo mức đường huyết nằm trong phạm vi cho phép

Ảnh Shutterstock

Vậy làm sao để người bệnh tiểu đường giữ mát trong mùa nắng nóng?

Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ.
Ngay cả khi trời không quá nóng, sự kết hợp giữa nhiệt và độ ẩm trong không khí cao có thể gây nguy hiểm. Khi mồ hôi bốc hơi trên da, nó sẽ loại bỏ nhiệt và làm mát. Sẽ khó làm mát trong điều kiện độ ẩm cao vì mồ hôi không thể bốc hơi được.
Điều quan trọng cần biết là số đo nhiệt độ trong nhà luôn thấp hơn ngoài nắng gần 10°C, vì vậy hãy ở trong nhà khi trời nóng.
Người bệnh nên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm. Nếu nhiệt độ trong nhà vượt quá 27 độ C, với độ ẩm 40% trở lên, cần thực hiện các bước làm mát sau, theo CDC.gov.
Hãy thực hiện các bước sau để giữ mát khi thời tiết nóng:
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, ngay cả khi không khát, để không bị mất nước.
Tránh uống rượu và đồ uống có caffein, như cà phê và nước tăng lực hoặc đồ uống thể thao. Chúng có thể dẫn đến mất nước và làm tăng lượng đường trong máu.
2. Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn để đảm bảo mức đường huyết nằm trong phạm vi cho phép, tránh gặp phải những biến động đột ngột trong mức đường huyết.
Điều đặc biệt quan trọng là phải nhận ra cảm giác của đường huyết thấp và điều trị càng sớm càng tốt, theo CDC.gov. Hoặc các triệu chứng như đổ mồ hôi và nhức đầu thường dễ bị nhầm là do nóng, theo Timesnownews.com.
Kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Có thể cần phải thay đổi lượng insulin sử dụng. Hỏi bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin.
3. Luôn duy trì hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng nên tránh vận động vào thời điểm nóng nhất trong ngày, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, hoặc khi nhiệt độ, độ ẩm đều cao. Chỉ nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc buổi tối khi nhiệt độ thấp hơn.
4. Bảo quản thuốc, tránh nhiệt độ cao
Không để insulin hoặc thuốc trị tiểu đường dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trong xe hơi nóng.
Nếu đi xe hơi, hãy bật máy lạnh để giữ mát insulin và các loại thuốc khác, chứ không đặt trực tiếp vào đá hoặc túi gel.
Nhiệt có thể làm hỏng máy đo đường huyết, máy bơm insulin và các thiết bị tiểu đường khác. Không để những thứ này trong xe hơi nóng hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.
5. Khi trời quá nóng, hãy ở trong nhà
Nếu phải ra nắng, luôn mặc đồ che nắng, đội mũ và đeo kính mát. Điều bất ngờ là cháy nắng có thể làm tăng lượng đường trong máu, theo Timesnownews.com.
6. Mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ, sáng màu
7. Cấp cứu ngay nếu bị sốc nhiệt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.