Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh nước ăn chân như do thường xuyên lội trong nước bẩn hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt thường xuyên… Thực hiện những cách dưới đây sẽ giúp bạn điều trị nước ăn chân hiệu quả.
Muối. Theo Reader's Digest, muối có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt các loại nấm gây nhiễm trùng da và giảm ngứa. Bạn có thể cho 2 muỗng cà phê muối vào trong chậu nước ấm nhỏ rồi ngâm chân vào đó khoảng 10 - 15 phút. Sau đó, rửa sạch và lau khô chân, làm 2 - 3 lần/ngày.
tin liên quan
Mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tayU bao hoạt dịch là một bệnh lành tính, không viêm, không đau ngoại trừ khi u quá lớn ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp. Bài viết là chia sẻ của tác giả - một huấn luyện viên yoga - về mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay không cần phẫu thuật.
|
Giấm. Giấm có tính a xít, giúp loại bỏ nấm và ngăn chặn sự nhiễm trùng lây lan. Bạn nên trộn giấm với nước ấm theo tỷ lệ 1:3 rồi ngâm chân vào hỗn hợp này trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch và lau khô chân, làm 2 lần/ngày.
|
Trà. Trà chứa a xít tannic, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Bạn chỉ cần cho 5 túi trà vào 1 lít nước sôi và ngâm trong 5 phút. Đợi đến khi nước còn hơi ấm thì ngâm chân vào nước này trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch và lau khô chân, làm 2 lần/ngày.
tin liên quan
Mẹo nhỏ giúp nhận biết trái cây chín tự nhiênNgày nay, có một số loại trái cây được tẩm hóa chất, do đó làm thế nào để chọn trái cây an toàn cho gia đình là điều khiến chị em bối rối mỗi khi đi chợ.
|
Gừng. Gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, giúp tiêu diệt các loại nấm gây ra bệnh nước ăn chân. Bạn có thể băm nhỏ một nhánh gừng rồi cho vào nồi nước sôi và đun nhỏ lửa trong 20 phút. Sau đó, dùng nước gừng đã nguội để ngâm chân 2 - 3 lần/ngày.
Phèn chua. Phèn chua có tác dụng sát trùng và chống ngứa, giúp điều trị nước ăn chân hiệu quả. Bạn nên cho 2 muỗng cà phê bột phèn chua vào trong chậu nước ấm nhỏ rồi ngâm chân vào hỗn hợp này trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch và lau khô chân. Để phòng ngừa bệnh nước ăn chân, bạn nên giữ đôi bàn chân luôn sạch sẽ, khô ráo, đi ủng khi bị ngập nước, dùng những loại tất có chất liệu thấm hút tốt và thay tất 2 lần/ngày, không đi tất, giày, dép chung với người bệnh.
tin liên quan
Mẹo chữ nấc cụt nhanh và hiệu quảNấc cụt xảy ra do sự co thắt đột ngột của cơ hoành và nó gây khó chịu, phiền toái cho con người.
Bình luận (0)