Mì ăn liền không khó tiêu như mọi người vẫn nghĩ

01/12/2020 09:00 GMT+7

Vừa qua, hội thảo khoa học "Thức ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người", với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng.

Hội thảo được Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức. Theo đó mì ăn liền đã được các chuyên gia phân tích và đi đến thống nhất là nó không hề gây nóng, ung thư và đặc biệt là gây khó tiêu như mọi người vẫn thường hiểu lầm.

Khó tiêu đến từ nhiều nguyên nhân chứ không phải do mì ăn liền

PGS-TS Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trước hết cần phải thấy rằng, liên quan tới khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược, hội chứng ruột kích thích…), việc sử dụng một số loại giảm đau, kháng sinh tới lối sống không khoa học.
Còn nếu xét khía cạnh dinh dưỡng thì chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ. Từ đó PGS-TS Mai đi đến kết luận rằng: thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu mà dân gian hay gọi là “đầy bụng”.
PGS-TS Mai: Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu mà dân gian hay gọi là “đầy bụng”

PGS-TS Mai: Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu mà dân gian hay gọi là “đầy bụng”

Bên cạnh đó, PGS-TS Mai chỉ ra rằng, quá trình tiêu hóa của thực phẩm bao gồm các giai đoạn: ăn vào, nhào trộn, phân giải, hấp thụ, và cuối cùng là thải ra. Tương ứng với các giai đoạn này, thực phẩm sẽ đi từ miệng, đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,… cho đến khi thải ra ngoài.
Quá trình tiêu hóa trên mất tổng cộng 2-5 ngày, trong đó thời gian thực phẩm di chuyển qua dạ dày mất khoảng 2-5 tiếng, di chuyển qua ruột non mất 2-6 tiếng, ở lại ruột già 10-59 tiếng. Trong một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) chứa chủ yếu là tinh bột (40-50 gram); chất béo (10 - 13 gram) và thường không ít hơn 6,8 gram protein. Mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, phở...nến có thời gian tiêu hóa như những thực phẩm khác thuộc nhóm tinh bột trong cơ thể chúng ta.

Acecook

 

Mì ăn liền không có lỗi - quan trọng là thực hiện dinh dưỡng đúng cách

Sau khi đi phân tích làm rõ mì ăn liền không hề khó tiêu như mọi người nghĩ, PGS-TS Mai nhấn mạnh: thay vì lo sợ món này hay món kia gây khó tiêu, mọi người hãy lựa chọn, sử dụng thực phẩm hằng ngày hợp lý, quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng. Do mì ăn liền thuộc nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột, tạo năng lượng, nên khi sử dụng, để cân bằng dinh dưỡng, chúng ta nên phối hợp với các loại thực phẩm ở các nhóm khác như thịt, hải sản, trứng, rau, giá…Trong trường hợp quá bận rộn không có nhiều thời gian, chúng ta có thể ăn tô mì úp nhưng sau đó bổ sung trái táo, ly sữa hay ly nước trái cây.
Các chuyên gia tại hội thảo thống nhất rằng, đồ ăn nhanh nói chung và mì ăn liền nói riêng là xu thế tất yếu thời đại, cần giúp người dân sử dụng nó trong một chế dộ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia tại hội thảo thống nhất rằng, đồ ăn nhanh nói chung và mì ăn liền nói riêng là xu thế tất yếu thời đại, cần giúp người dân sử dụng nó trong một chế dộ dinh dưỡng hợp lý

Cũng theo PGS-TS Mai, không chỉ với vấn đề khó tiêu mà ngay cả ung thư, nóng hay nói rộng ra là các vấn đề liên quan tới sức khỏe cần được nhìn nhận một cách khách quan chứ không thể đổ lỗi cho một loại thực phẩm nào đó, trong đó có mì ăn liền. Các chuyên gia, giáo sư tiến sĩ tham gia chương trình cũng đều thống nhất với PGS-TS Mai về tính an toàn, tiện lợi của mì ăn liền. Vấn đề ở đây là tính dinh dưỡng nhưng cũng cần phải nói rằng, không có thực phẩm tốt nhất, thực phẩm hoàn hảo. Tính cân bằng của dinh dưỡng được tạo nên từ sự đa dạng, kết hợp, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trên cơ sở này các chuyên gia tại hội thảo thống nhất rằng, đồ ăn nhanh nói chung và mì ăn liền nói riêng là xu thế tất yếu thời đại, cần giúp người dân sử dụng nó trong một chế dộ dinh dưỡng hợp lý thay vì khiến họ lo sợ, bất an.
Cũng trong khuôn khổ của chương trình hội thảo, PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật một số phương pháp mới đã được khoa học thế giới nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao chất lượng mì ăn liền. Theo đó mì ăn liền hiện tại Việt Nam có những bước tiến lớn về công nghệ, để mang đến sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Những vấn đề về transfat, dầu chiên đều được kiểm soát rất tốt, hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho người sử dụng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.