Mì 'cải chua' tuyệt ngon trong Chợ Lớn

09/12/2013 07:03 GMT+7

Tiệm đã có thâm niên hơn 50 năm, lúc trước bán ở đường Lacaze trong Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương ngày nay), rồi hơn 20 năm nay mới chuyển về đầu con hẻm 311 Minh Phụng này, được người dân địa phương quen thuộc gọi là "mì cải chua" do ăn chung với tô cải chua dưa giá rất đặc biệt. Dù được nấu bởi 1 gia đình người Hoa gốc Triều Châu, tuy nhiên hương vị đã có thay đổi đôi chút so với cách nấu thường thấy của cộng đồng người Tiều. Cọng mì Tiều chính hiệu vẫn được giữ nguyên, cọng tròn và nhỏ hơn so với cọng mì vàng Phúc Kiến. Còn hủ tiếu là loại cọng lớn tương tự như cọng phở, thường thấy trong món hủ tiếu sa tế. Món thú vị nhất bạn có thể gọi là mì thập cẩm, khô hay nước đều rất ngon. Riêng với tô khô, phần nhân bao gồm tôm, mực, thịt heo, phèo, gan, cật... được cho vào một cái chén riêng để giữ được độ nóng. Cái khác so với các tiệm mì Tiều mà tôi được ăn như Đỗ Khôn - Huy Đạt bên quận 08 hay tiệm Triều Châu cũng trong quận 11 chính là sự thiếu vắng của phần nhân thịt bằm. Ngoài ra, phần cải chua cũng được "cải biên", từ nồi nước lèo hầm cải chua để hãm béo trong cách ăn truyền thống của người Tiều thành cách ăn khô như kiểu ăn dưa giá thường thấy trong miền Nam.

 Mì ngon của Sài Gòn 1
Tiệm mì với thâm niên hơn 50 năm

Tiệm mì nổi tiếng này nằm trên con đường Minh Phụng tận trong quận 11. Xa là vậy, nhưng có hề gì nếu ta được thưởng thức một tô mì ngon!

Tiệm đã có thâm niên hơn 50 năm, lúc trước bán ở đường Lacaze trong Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương ngày nay). Rồi hơn 20 năm nay mới chuyển về đầu con hẻm 311 Minh Phụng này, được người dân địa phương quen gọi là "mì cải chua" do cách ăn chung với tô cải chua dưa giá rất đặc biệt.

 Mì ngon của Sài Gòn 2
Mì khô thập cẩm với phần nhân được để riêng, ăn kèm với cải chua dưa giá

Mì ngon của Sài Gòn 3
Hủ tiếu mì nước

Mì ngon của Sài Gòn 4
Cải chua dưa giá ăn kèm với mì rất ngon

Dù được nấu bởi 1 gia đình người Hoa gốc Triều Châu, tuy nhiên hương vị đã có thay đổi đôi chút so với cách nấu thường thấy của cộng đồng người Tiều. Cọng mì Tiều chính hiệu vẫn được giữ nguyên, cọng tròn và nhỏ hơn so với cọng mì vàng Phúc Kiến. Còn hủ tiếu là loại cọng lớn tương tự như cọng phở, thường thấy trong món hủ tiếu sa tế.

Món thú vị nhất bạn có thể gọi là mì thập cẩm, khô hay nước đều rất ngon. Riêng với tô khô, phần nhân bao gồm tôm, mực, cá viên, thịt heo, phèo, gan, cật... được cho vào một cái chén riêng để giữ được độ nóng. Cái khác so với các tiệm mì Tiều mà tôi được ăn như Đỗ Khôn - Huy Đạt bên quận 08 hay tiệm Triều Châu cũng trong quận 11 chính là sự thiếu vắng của phần nhân thịt bằm. Ngoài ra, phần cải chua cũng được "cải biên", từ nồi nước lèo hầm cải chua để hãm béo trong cách ăn truyền thống của người Tiều thành cách ăn khô như kiểu ăn dưa giá thường thấy trong miền Nam.

Mì ngon của Sài Gòn 7

Mì ngon của Sài Gòn 5
Bún gạo thập cẩm cũng rất ngon

Mì ngon của Sài Gòn 6
Bạn có thể gọi thêm 1 chén cá viên ăn cho đã thèm

Gia đình này vẫn giữ truyền thống làm cọng mì từ hơn nửa thế kỷ, một điều hiếm thấy trong nhịp sống hối hả hiện tại. Cọng mì dai, giòn, ăn mì nước cho đến gần hết tô mà vẫn không bị bở.

Ăn mì ở đây cũng không cần phải nêm nếm gì nhiều, chủ yếu là một chút ớt sa tế cho thêm phần đậm đà. Tô mì nóng, vị ngọt dịu từ nước lèo hầm xương cùng với cơ man nào là tôm, mực, cá viên, lòng heo... khiến cho cái vị tổng hòa cuối cùng như được thăng hoa. Nhiều người còn gọi thêm chén cá viên ăn cho đã thèm.

 

Một địa chỉ thú vị dù phải đi xa một chút. Mà có hề gì, bởi ẩm thực Sài Gòn như một câu chuyện nhiều chương vậy, càng đọc càng thấy hay, càng ước ao như chưa bao giờ có đoạn kết.

P.V

 Mì ngon của Sài Gòn 7

Mì "cải chua" 
311/3 Minh Phụng, phường 02, quận 11
Mở cửa: từ 6h sáng đến 12h trưa
Giá bán: Mì, bún gạo, hủ tiếu thâp cẩm (45.000đ/tô), Cá viên (30.000đ/chén)   

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.