Mối lo của người dân miền sông nước Cửu Long

13/08/2017 13:31 GMT+7

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, thống kê về sạt lở bờ sông tại ĐBSCL cho thấy cả vùng hiện có hơn 265 điểm sạt lở, mỗi năm cuốn trôi hơn 500 ha đất, phần lớn là nhà cửa, vườn tược của người dân ven sông.

Sau những vụ sạt lở bờ sông cuốn trôi nhà cửa trên sông Vàm Nao (H.Chợ Mới, An Giang) hay sông Tiền ở H.Thanh Bình (Đồng Tháp) và mới đây là sông Mái Dầm (Hậu Giang), cuộc sống của người dân dọc bờ sông tại ĐBSCL lại bất an bội phần. Đó chỉ là một trong nhiều nỗi lo toan của người dân đồng bằng sông nước nơi đây.
Sạt lở bờ sông luôn là mối lo thường trực của người dân sống ven sông, rạch ĐBSCL
Bao đời nay, ở miền Tây, con sông hiền hòa chở nặng phù sa, mang đầy tôm cá, vốn là hình ảnh tượng trưng cho sự giàu có về sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân ĐBSCL.
Giờ đây người dân lại thêm một nỗi lo là tình trạng tận diệt thủy sản. Trên sông Hậu, đoạn qua An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang hay sông Tiền đoạn qua Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang... cơ quan chức năng đã bắt không biết bao nhiêu ghe cào điện khai thác tận diệt cá, tôm.
Ở An Giang, ngay lúc này, khi lũ đầu nguồn đang về, ngành nông nghiệp cũng phải ra một lệnh cấm khai thác cá linh non có bề ngang dưới 55 mm cho đến hết tháng 8, để giữ lại nguồn lợi cho việc đánh bắt lâu dài.
Những câu chuyện của ngư dân bắt được cá “khủng”, cá quý dường như chẳng còn; thay vào đó là chuyện mỗi năm nguồn lợi thủy sản lại ít đi. Nghề mưu sinh trên sông nước ngày càng thêm khó khăn. Có lẽ ít ai ngờ cư dân vùng đồng bằng sông nước lại sống trong nhiều mối lo như bây giờ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.