• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Một số nguyên tắc chọn tên đường ở TP.HCM

Trung Hiếu
Trung Hiếu
01/12/2019 08:40 GMT+7

Liên quan đến một số tên đường ở TP.HCM bị đặt sai, GS Nguyễn Khắc Thuần cho biết điều này đã được Hội đồng đặt tên đường TP.HCM phát hiện từ lâu và đề xuất sửa.

Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Khắc Thuần, Ủy viên Thường trực Hội đồng đặt tên đường TP.HCM, cho hay trước đây do yếu tố lịch sử, việc đặt tên đường ở TP.HCM được thực hiện hơi lộn xộn nên mới có chuyện một người được đặt tên cho hai con đường, hay có chuyện đổi tên một số con đường rất vô lý.
Ví dụ: đường Đoàn Thị Điểm đổi thành Trương Định, đường Phan Đình Phùng đổi thành Nguyễn Đình Chiểu... Hiện nay việc đặt, đổi tên đường được Hội đồng đặt tên đường TP.HCM thực hiện dựa theo nguyên tắc:

Tên sai đã đề xuất sửa

 
Liên quan đến một số tên đường ở TP.HCM bị đặt sai, GS Thuần cho biết điều này đã được Hội đồng đặt tên đường TP.HCM phát hiện từ lâu và đề xuất sửa. Tuy nhiên, quyền sửa thuộc về HĐND và UBND TP.HCM. Một số tên đường tưởng đúng nhưng lại sai như Trương Quốc Dung, đúng ra là Trương Quốc Dụng; đường Kha Vạn Cân đúng ra phải là Kha Vạng Cân...
“Thứ nhất, người được đặt tên đường thực sự có công lao với đất nước, dân tộc. Tuy nhiên, quan điểm người có công cần được nhìn nhận, bình xét dựa trên yếu tố lịch sử. Ví dụ, những người sống dưới thời nhà Nguyễn thì tất nhiên phải chống nhà Tây Sơn. Nói gì thì nói, điều quan trọng là họ thực sự có công đối với văn hóa đất nước. Chẳng hạn: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định... Cần phải có sự thông cảm. Miễn rằng sự cống hiến của họ khách quan, cống hiến đó xứng đáng được đề cao. Đặt tên đường cần đánh giá đúng công lao của người đi trước và không nên áp một cái chuẩn nào để phán xét”, GS Thuần cho biết.
Thứ hai, việc đặt tên đường khi người được đặt tên phải qua đời hơn 10 năm, khi mọi thứ đã lắng lại. Ở TP.HCM cũng có những trường hợp đề xuất đặt tên đường khi nhân vật được đặt tên vừa mất hay thậm chí còn sống nhưng không được Hội đồng đặt tên đường TP.HCM ủng hộ, trừ những trường hợp hết sức đặc biệt. Tên đường ở TP.HCM không chỉ là tên của các danh nhân, người có công mà còn là tên của nhiều địa danh lịch sử, một số khái niệm được tôn kính, tên làng, thậm chí là tên một số loài cây...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.