Mưa bão dồn dập vào cuối năm

05/07/2020 06:24 GMT+7

Nắng nóng ở Bắc bộ, Trung bộ sẽ giảm dần về cường độ và dự báo trên cả nước nửa cuối năm nay sẽ có mùa mưa bão , thiên tai diễn biến phức tạp.

Đó là nhận định của ông Vũ Đức Long (ảnh), Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, với Thanh Niên.
Mưa bão dồn dập vào cuối năm

Ảnh: NVCC

Các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ vừa trải qua tháng 6 nắng nóng gay gắt. Trong thời gian còn lại của mùa hè, liệu có lặp lại những đợt nắng nóng kéo dài, gay gắt như vừa qua không, thưa ông?
Tháng 6 vừa qua, các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ trải qua thời kỳ nắng nóng gay gắt; một số nơi ở vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.
Dự báo tháng 7, các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ vẫn xuất hiện nắng nóng, tập trung vào giai đoạn giữa tháng đến cuối tháng, sau đó có xu hướng giảm dần. Trong đầu tháng 7, xuất hiện một rãnh áp thấp tây bắc - đông nam và vùng hội tụ gió. Do ảnh hưởng của các hình thái thời tiết này, Bắc bộ có mưa rào và giông trên diện rộng, khu vực trung du và vùng núi phía bắc sẽ có những điểm mưa vừa, mưa to và giông mạnh. Từ nửa cuối tháng 7, ở Bắc bộ, Trung bộ sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa rào và giông nên thời tiết nắng nóng ở các tỉnh Bắc bộ giảm dần và chấm dứt trong nửa đầu tháng 8; ở các tỉnh Trung bộ là cuối tháng 8.

Dải mây gây mưa lũ kinh hoàng ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Dự báo mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến ra sao?

Mưa lớn làm sạt lở, ngập nhiều tuyến đường ở Lào Cai

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 4.7, ông Quảng Văn Việt, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, cho biết mưa lớn liên tục trong những ngày qua khiến nhiều tuyến đường giao thông tại H.Bát Xát bị sạt lở đất, ngập úng. Đặc biệt, dọc theo tỉnh lộ 156 từ xã Trịnh Tường đi xã Y Tý (H.Bát Xát), sạt lở đất xảy ra ở nhiều điểm, có điểm vết sạt kéo dài vài chục mét, khiến ô tô không thể đi lại. Dọc theo tỉnh tộ 156B, mưa lớn cũng khiến các tuyến đường giao thông tại các xã Mường Vy, Bản Vược, Mường Hum, Cốc Mỳ... có nhiều ngầm tràn bị ngập nước, đường sạt xói lở, giao thông đi lại rất khó khăn.
Cũng theo ông Việt, công tác khắc phục hậu quả sạt lở đất, thông đường giao thông phải chờ mưa ngớt trong những ngày tới. Mưa lũ trong ngày 3 - 4.7 tại Lào Cai đã làm ngập úng, hư hỏng 11 ha lúa và hoa màu; 12 nhà dân bị ngập nước và một số gia cầm, gia súc bị lũ cuốn trôi.

Ngay từ đầu năm nay, chúng tôi nhận định mùa bão năm nay đến muộn. Dự báo cả mùa sẽ có từ 11 - 13 cơn bão  trên Biển Đông, trong đó khoảng 5 - 6 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Tháng 5 vừa qua, Biển Đông đã xuất hiện bão số 1, dự báo chỉ còn từ 10 - 12 cơn bão sẽ xuất hiện trên Biển Đông.
Trong tháng 7, Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão hay áp thấp nhiệt đới, mà chỉ có thể xuất hiện vùng nhiễu. Bà con ngư dân cần đặc biệt cảnh giác với các vùng nhiễu này, vì có thể gây ra mưa giông, gió giật mạnh. Dự báo từ tháng 8 trở đi, tần suất bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên. Mưa bão dồn dập vào những tháng cuối năm, tập trung nhất trong các tháng 9 - 11, thậm chí kéo dài đến nửa đầu tháng 12 và có thể xuất hiện những cơn bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Các tỉnh Trung bộ trở vào phía nam sẽ là vùng trọng điểm ảnh hưởng của các cơn bão năm nay.
Ngay đầu mùa, các tỉnh vùng núi phía bắc liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất diện rộng. Liệu đây có phải là những dấu hiệu cho thấy thiên tai khu vực này sẽ gia tăng và có diễn biến khó lường?
Thời gian qua, khu vực Bắc bộ xuất hiện nhiều điểm mưa lớn cục bộ có lượng mưa ngày trên 100 mm, tập trung nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Mưa lớn cục bộ tại nhiều khu vực vùng núi có địa hình dốc, bị cắt xẻ nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện lũ quét, sạt lở đất không chỉ ở các tỉnh phía bắc mà còn có thể xảy ra với khu vực vùng núi các tỉnh Trung bộ và Tây nguyên.
Trung bình mỗi năm, tại Việt Nam xảy ra khoảng 10 - 15 trận lũ quét. Khi có mưa bão, người dân, chính quyền các địa phương cần theo dõi thường xuyên, cập nhật thông tin dự báo cảnh báo để chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiểu rủi ro.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.