Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết đây là chiến lược đầu tiên của nước này nhằm khai thác sức mạnh và quản lý thách thức của AI để thúc đẩy an ninh quốc gia trong bối cảnh các đối thủ phát triển không ngừng.
Theo bản ghi nhớ, các cơ quan an ninh Mỹ sẽ theo dõi, đánh giá và giảm thiểu các rủi ro liên quan AI như xâm phạm quyền riêng tư, thiên vị và phân biệt đối xử, an toàn của cá nhân và tổ chức. Ngoài ra, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh để đảm bảo AI được phát triển và sử dụng theo đúng luật pháp quốc tế.
Cuối năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp sâu rộng về AI, dự kiến sẽ phối hợp cùng các nền tảng luật pháp toàn cầu về AI. Ở cấp thấp hơn, các nhà lập pháp của nhiều bang tại Mỹ đang nghiên cứu luật AI của riêng tiểu bang. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thì đề xuất Sáng kiến quản trị AI toàn cầu. Hay Brazil, Nhật Bản, cũng như các tổ chức như LHQ và G7 đang tiến hành xây dựng các luật về AI.
Thực tế, song hành cùng sự phát triển bùng nổ mang lại nhiều hữu ích, AI cũng ẩn chứa không ít rủi ro, nổi bật chính là công nghệ giả sâu (fake deep) đang ngày càng lan truyền nhiều thông tin giả.
Liên quan việc kiểm soát AI, các nhà lập pháp của Liên minh Châu Âu (EU) hồi tháng 3 cũng đã thông qua bước cuối cùng của luật kiểm soát AI. Đạo luật AI của EU trước nhất hướng đến bảo vệ người tiêu dùng nhằm kiểm soát những rủi ro có thể xảy đến.
Bình luận (0)