Dự toán ngân sách hiện tại của Không quân Mỹ liệt kê chi phí 5,8 tỉ USD (139.000 tỉ đồng) dự kiến trong 5 năm để chế tạo các máy bay nói trên.
XQ-58A Valkyrie, ứng cử viên tiềm năng cho chương trình tiêm kích của Không quân Mỹ, có khả năng hoạt động trong các tình huống mà một phi công bằng xương bằng thịt không xử lý được. Theo tờ The New York Times, mẫu máy bay này cũng rất lý tưởng cho các nhiệm vụ chiến đấu tự sát.
Valkyrie có thể di chuyển với tốc độ 885 km/giờ. Độ cao đạt trung bình của nó là 13.700 m với tầm hoạt động 3.000 hải lý. Chưa dừng lại ở đó, Mỹ vẫn đang tiếp tục các nỗ lực nghiên cứu và phát triển khác cho dòng máy bay này.
Một số nguồn tin nói rằng Valkyrie sẽ được thử nghiệm mô phỏng vào cuối năm nay, có thể được thiết lập chiến lược riêng để truy đuổi và tiêu diệt mục tiêu trên Vịnh Mexico.
The New York Times dẫn các nguồn tin quốc hội Mỹ cho biết chi phí cho các máy bay chiến đấu của không quân sẽ nằm trong khoảng từ 3 triệu đến 25 triệu USD tùy thuộc vào tình trạng. Tuy nhiên, ngay cả mức chi tối đa cho chương trình này vẫn còn thấp hơn nhiều so với máy bay do phi công trực tiếp lái.
Đại diện của không quân và Bộ Quốc phòng Mỹ không phản hồi yêu cầu bình luận. Kratos Defense, công ty sản xuất Valkyrie, cũng không lên tiếng về máy bay chiến đấu do tính chất bí mật của chương trình.
UAV giá rẻ của Nga trở thành mối đe dọa mới của Ukraine
Trong khi nỗ lực phát triển máy bay chiến đấu của Mỹ đã thu hút được sự ủng hộ quân sự rộng rãi, những người ủng hộ nhân quyền lo ngại rằng những cỗ máy chiến tranh không người lái sẽ mở đường cho một tương lai đen tối.
Tờ Business Insider dẫn phát biểu của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres từ năm 2019 rằng "những cỗ máy có sức mạnh và quyền tự quyết lấy mạng sống mà không có sự tham gia của con người là không thể chấp nhận được về mặt chính trị, đáng ghê sợ về mặt đạo đức và nên bị luật pháp quốc tế cấm".
Bình luận (0)