Tự động phát
Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia thải ra khí carbon lớn nhất thế giới, hôm 10.11 bất ngờ công bố một thỏa thuận hợp mới. Theo đó, hai nước sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm lượng khí thải metan, giảm dần tiêu thụ than và bảo vệ rừng.
Dân làng Pulau Mentaro (Indonesia) đi bộ trên con đường phủ đầy khói mù |
reuters |
Thỏa thuận đã được công bố bởi đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa.
Ông Kerry cho biết: "Trước hết, tuyên bố này bao gồm các khẳng định mạnh mẽ về các phát hiện khoa học, khoảng cách khí thải và yêu cầu cấp bách phải đẩy nhanh hành động để thu hẹp khoảng cách đó. Thứ hai, thỏa thuận đưa ra một loạt cam kết hành động trong dài hạn, không phải là trong tương lai mà ngay bây giờ, cần thiết ngay trong thập kỷ này".
Ông John Kerry phát biểu trong hội nghị COP26 tại Glasgow, Anh |
reuters |
Ông Giải Chấn Hoa cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường các mục tiêu cắt giảm khí thải và phát triển một kế hoạch quốc gia về khí metan. Thỏa thuận này được xem là sẽ thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tiến tới thành công.
Dự thảo đầu tiên của thỏa thuận COP26, được công bố trước đó cùng ngày, tạo nên nhiều phản ứng khác nhau trong giới hoạt động vì khí hậu và chuyên gia.
Gần 200 quốc gia có mặt tại Glasgow phải cho đến khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai tuần mới có thể đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Mục tiêu bao trùm hội nghị là duy trì hy vọng về việc giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Đây là điều khó đạt được nếu dựa trên cam kết cắt hiện tại của các nước về giảm lượng phát thải.
Ông Frans Timmermans, phụ trách chính sách khí hậu của EU cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo cơ hội để hy vọng. Ông nói: "Thật đáng khích lệ khi thấy rằng những quốc gia có nhiều mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vực đã tìm thấy điểm chung về thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay".
Bình luận (0)