Myanmar thay đổi ra sao từ sau khi đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền?

01/02/2021 23:02 GMT+7

Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và nhiều nhân vật cấp cao khác của Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) đã bị quân đội nước này bắt giữ trong sáng 1.2 sau nhiều ngày căng thẳng leo thang giữa quân đội và chính quyền dân sự. Quân đội Myanmar cũng ra tuyên bố nắm chính quyền trong vòng 1 năm.

Sau đây là những sự kiện chính trong khoảng thời gian đầy biến động của Myanmar từ sau khi đảng của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền:
Tháng 12.2015, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) chiến thắng trong kỳ tổng tuyển cử và bà Suu Kyi đảm nhận chức vụ đặc biệt: cố vấn nhà nước.
Bà cam kết giải quyết các xung đột sắc tộc ở Myanmar, thu hút nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục công cuộc cải cách do cựu Tổng thống Thein Sein khởi đầu.

Bà Suu Kyi bỏ phiếu trước thềm tổng tuyển cử Myanmar ngày 8.11.2020

Reuters

Tháng 10.2016, các tay súng Rohingya tấn công 3 đồn cảnh sát biên giới ở bang Rakhine, khiến 9 cảnh sát thiệt mạng. Quân đội Myanmar sau đó triển khai nhiệm vụ an ninh, khiến khoảng 70.000 rời khu vực này di cư sang Bangladesh để tránh nạn.
Ngày 25.8.2017, các tay súng Rohingya tấn công khắp Rakhine, dẫn đến chiến dịch quân sự kéo dài và hậu quả là hơn 730.000 người ở Rohingya sơ tán sang Bangladesh.

Di dân Rohingya cầu nguyện tại Bangladesh sau khi sơ tán khỏi Rohingya vì các xung đột giữa phiến quân và lực lượng quân đội Myanmar.

Reuters

Liên Hiệp Quốc lên án một chiến dịch được thực hiện với “mục đích diệt chủng”. Myanmar phủ nhận cáo buộc trên. Cố vấn nhà nước Suu Kyi quy trách nhiệm cho “những kẻ khủng bố” đã tạo ra “tảng băng trôi thông tin sai lệch”.
Tháng 1.2019, những cuộc xung đột mới xảy ra tại Rakhine giữa quân đội chính phủ và quân đội lực lượng ly khai Arakan Army (AA). Bà Suu Kyi thúc giục quân đội Myanmar “đè bẹp” những kẻ nổi loạn.
Ngày 11.11.2019, Gambia, quốc gia phần lớn theo Hồi giáo, đệ đơn kiện chính quyền Myanmar ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vì tội diệt chủng liên quan đến việc trục xuất người Rohingya.

Bà Suu Kyi đại diện Myanmar trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Reuters

Ngày 11.12.2019, bà Suu Kyi xuất hiện tại tòa án ICJ ở Hague và bác bỏ các cáo buộc diệt chủng ở Rohingya là “thiếu cơ sở và gây hiểu lầm” nhưng cho biết có thể đã có tội ác chiến tranh.
Tháng 9.2020, đại dịch Covid-19 càn quét Myanmar. Chính phủ phong tỏa hoàn toàn Yangon và nhiều khu vực khác dù vẫn khẳng định kỳ bầu cử ngày 8.11 vẫn sẽ được tổ chức.
Ngày 22.9.2020, Điều tra viên nhân quyền LHQ Thomas Andrews đến Myanmar, cho biết các cuộc bỏ phiếu sẽ không đạt tiêu chuẩn quốc tế vì có hàng trăm ngàn người ở Rohingya bị tước quyền bầu cử. Trong số ít nhất 12 ứng cử viên đến từ Rohingya, có 6 người bị bác bỏ.

Theo điều tra viên nhân quyền LHQ Thomas Andrews, có hàng trăm ngàn người ở Rohingya bị tước quyền bầu cử trong kỳ tổng tuyển cử năm 2020.

Reuters

Ngày 17.10.2020, Ủy ban bầu cử Myanmar hủy cuộc bỏ phiếu ở nhiều khu vực tại bang Rakhine, nơi cuộc xung đột với lực lượng ly khai AA đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác phải sơ tán. Theo ủy ban này, nhiều khu vực “không đủ điều kiện tổ chức bầu cử tự do và công bằng”.
Ngày 3.11.2020, Chỉ huy quân đội Myanmar Min Aung Hlaing lên án chính phủ dân sự đã “mắc phải các sai lầm không thể chấp nhận” trước kỳ bầu cử. Bà Suu Kyi đăng bài kêu gọi bình tĩnh trên Facebook và kêu gọi các cử tri đừng nản lòng trước đe dọa.

Người ủng hộ bà Suu Kyi tập trung trước trụ sở đảng NLD ở Yangon (Myanmar).

Reuters

Ngày 9.11.2020, Đảng NLD tuyên bố thắng đa số phiếu trong kỳ bầu cử sơ bộ. Phát ngôn viên đảng NLD Myo Nyunt tuyên bố đảng này sẽ giành được hơn 390 ghế mà họ đã thắng được trong kỳ bầu cử năm 2015.
Tháng 11.2020, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) đối lập yêu cầu tổ chức bầu cử lại và kêu gọi quân đội hỗ trợ đảm bảo tính công bằng sau khi có nhiều cáo buộc về bất thường trong bầu cử.
Ngày 13.11.2020, Đảng NLD tuyên bố sẽ thành lập chính phủ thống nhất sau khi kết quả bầu cử chính thức cho thấy đảng này đã thắng đủ số ghế trong quốc hội để thành lập chính phủ.

Quân đội Myanmar lập chốt kiểm tra trên đường đến tòa nhà quốc hội Myanmar ở Naypyitaw.

Reuters

Ngày 26.1.2021, phát ngôn viên quân đội Myanmar Zaw Min Tun cảnh báo quân đội sẽ “hành động” nếu tranh chấp bầu cử không được giải quyết. Ông này cũng không loại trừ khả năng đảo chính, kêu gọi ủy ban bầu cử tiến hành điều tra danh sách cử tri được cho là có nhiều khác biệt.
Ngày 28.1.2021, Ủy ban bầu cử bác bỏ các cáo buộc gian lận, khẳng định không xảy ra nhiều lỗi đến mức có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử.
Ngày 30.1.2021, quân đội Myanmar tuyên bố sẽ bảo vệ và tuân thủ hiến pháp, sẽ hành động theo pháp luật. Các cuộc biểu tình ủng hộ quân đội được tổ chức tại nhiều thành phố lớn, trong đó có Yangon.
Một ngày sau đó, trên một bài đăng Facebook, quân đội Myanmar “phủ nhận dứt khoát” cáo buộc ngăn cản quá trình chuyển giao dân chủ.

Bà Suu Kyi bị quân đội bắt giữa vào sáng sớm 1.2.

Reuters

Ngày 1.2, cố vấn Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhân vật kỳ cựu khác của đảng NLD bị bắt giữ trong cuộc bố ráp vào sáng sớm. Mạng internet và một số mạng điện thoại ở Yangon bị gián đoạn và lực lượng quân đội được triển khai bên ngoài tòa nhà chính quyền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.