Được đặt tên A-76, nhìn qua tảng băng trôi có hình dáng như Manhattan (thành phố New York của Mỹ) nhưng diện tích lại lớn hơn gấp 70 lần. Theo ESA, tảng băng có chiều dài khoảng 170 km và rộng 25 km, với tổng diện tích 4.320 km2, có nghĩa là lớn gần bằng tỉnh Long An (4.494,93 km2).
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh là tổ chức đầu tiên phát hiện sự tồn tại A-76 và sau đó vệ tinh Copernicus đã xác nhận điều này, theo Hãng AFP đưa tin hôm 20.5.
Sau khi đo đạc, các nhà nghiên cứu công nhận A-76 vừa “soán ngôi” tảng băng trôi lớn nhất hiện tại của A-23A (3.880 km2) cũng đang ở Biển Weddell.
Tháng 11 năm ngoái, giới khoa học báo động khi phát hiện A68a (khi đó là tảng băng trôi lớn nhất) đang trên đường đâm vào một hòn đảo hẻo lánh ở phía Nam Đại Tây Dương.
A68a đã tách khỏi thềm băng Larsen, nơi đang diễn ra tình trạng băng tan nhanh nhất ở Nam Cực.
Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng hơn 1 o C kể từ thế kỷ 19 đến nay, nhưng bầu không khí bên trên Nam Cực phải tăng hơn gấp đôi con số này, theo cảnh báo của giới nghiên cứu.
Bình luận (0)