Nam thanh niên chết đuối dưới Hồ Đá ở làng đại học

Thanh Nam
Thanh Nam
24/12/2018 18:02 GMT+7

Một thanh niên trong lúc bơi dưới Hồ Đá (làng đại học) để thả lưới đánh cá đã bị đuối nước tử vong. trong lúc bơi dưới hồ đá trong khu đô thị Đại học quốc gia TP HCM

Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ trưa nay 24.12, anh Nguyễn Ngọc Sáng (23 tuổi, quê ở Bắc Ninh) đi thả lưới dưới Hồ Đá (trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, thuộc P.Đông Hòa, TX.Dĩ An, Bình Dương). Khi bơi vào giữa hồ thì bất ngờ bị đuối sức nên kêu cứu.
Phát hiện vụ việc, hai người đàn ông đang câu cá gần đó bơi ra cứu nhưng nạn nhân chìm quá nhanh, trong khi hồ nước khá sâu nên đành bất lực.
Nhận thông tin, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Dương có mặt tìm kiếm được thi thể nạn nhân đưa lên bờ. Công an TX.Dĩ An cũng có mặt lập hồ sơ, xử lý vụ việc.
Được biết, anh Sáng đang làm công nhân xây dựng cho một công trình gần đó. Tranh thủ thời gian trưa đã ra Hồ Đá thả lưới bắt cá về ăn.
Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm nạn nhân ẢNH: X.P
Hiện trường vụ việc nam thanh niên bị đuối nước ở Hồ Đá vào trưa 24.12 ẢNH: X.P
Đây là vụ tử vong thứ 3 ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ trong vòng một tuần.
Trước đó, vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 17.12, Tổ tuần tra Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an) tuần tra trên tuyến đường trục chính số 5 - đoạn giao với đường trục chính số 7 trong khu Đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM đã phát hiện đôi nam nữ ngồi trên ghế đá có biểu hiện bất thường. Khi đến gần kiểm tra, Tổ tuần tra phát hiện và nghi ngờ đôi nam nữ đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Đến khoảng 2 giờ ngày 18.12, nữ sinh tên P. đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Còn vào khoảng 3 giờ 20 rạng sáng 22.12, một sinh viên đang ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM chạy xe máy trên đường qua đoạn suối Nhum, bị tai nạn và cũng bị tử vong. Nạn nhân được xác định là Trần Như Đình V. (21 tuổi, quê ở Lâm Đồng), là sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, và đang ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM.
Hồ Đá không xuất hiện trên bản đồ địa lý, vì là hồ nhân tạo, được hình thành từ việc khai thác đất đá của Xí nghiệp khai thác đá 621 phục vụ xây dựng và làm đường, nhưng đã ngừng khai thác vào năm 1986 do đụng mạch nước ngầm. Sau đó, đơn vị khai thác rút đi để lại những hố sâu, rộng hàng chục héc ta. Khu vực Hồ Đá được giới sinh viên và người dân địa phương gọi bằng nhiều cái tên như: Thung lũng tình yêu, hồ hoang, hồ tử thần, hồ “ma ám”, bến tình…
Dù xung quanh Hồ Đá có nhiều biển cấm với nội dung: cấm tắm, cắm bơi lội, cấm đi dạo trên vách đá vì hồ nước sâu nguy hiểm, đã có nhiều người chết trong hồ và nguy cơ tai nạn luôn rình rập… Thế nhưng tất cả dường như chẳng đả động gì tới ý thức của không ít người đến đây.
Hồ Đá không xuất hiện trên bản đồ địa lý, vì là hồ nhân tạo, được hình thành từ việc khai thác đất đá của Xí nghiệp khai thác đá 621 phục vụ xây dựng và làm đường, nhưng đã ngừng khai thác vào năm 1986 do đụng mạch nước ngầm. Sau đó, đơn vị khai thác rút đi để lại những hố sâu, rộng hàng chục héc ta. Khu vực Hồ Đá được giới sinh viên và người dân địa phương gọi bằng nhiều cái tên như Thung lũng tình yêu, hồ hoang, hồ tử thần, hồ “ma ám”, bến tình…
Sở dĩ có những cái tên như "hồ tử thần", "hồ ma ám"... vì theo thống kê chưa chính thức, số nạn nhân của hồ này đến nay hơn 60 người.
Dù xung quanh Hồ Đá có nhiều biển cấm với nội dung: cấm tắm, cắm bơi lội, cấm đi dạo trên vách đá vì hồ đá nước sâu nguy hiểm, đã có nhiều người chết trong hồ và nguy cơ tai nạn luôn rình rập… Thế nhưng tất cả dường như chẳng đả động gì tới ý thức của không ít người đến đây.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.