Tống Trọng Nhân, trưởng dự án, chia sẻ: “Phương châm của nhóm tình nguyện là mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao tay nghề đều xoay quanh thu nhập và năng lực của người lao động khuyết tật. Trước khi triển khai dự án này, nhóm đã tiến hành khảo sát thực tế 180 lao động đang làm gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, vẽ tranh, làm bánh… tại một số cơ sở nhỏ lẻ ở 3 thành phố gồm: TP.HCM, Cần Thơ và Đà Lạt. Theo đó, thu nhập trung bình của họ dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sản phẩm làm ra cũng bán được, nhiều cơ sở gia công phải đóng cửa nên cuộc sống của người lao động khuyết tật rất bấp bênh. Chúng tôi làm dự án này để cải thiện đời sống cho người lao động khuyết tật ngày một tốt hơn”.
Đinh Hoàng Minh Ngọc, phụ trách marketing dự án, cho biết: “Dự án thực hiện theo trình tự từ việc theo dõi thị trường, đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng, đến việc cải tiến sản phẩm theo thị trường đi kèm nâng cao tay nghề của lao động và cả việc truyền thông quảng bá sản phẩm. Tụi mình thành lập trang bán hàng thương mại điện tử, kết nối với người lao động để đưa tất cả các sản phẩm của họ làm ra chào bán. Trên thực tế nhóm đã bán sản phẩm tương xứng với giá trị và thu tiền về cho hơn 40 người chỉ trong vòng 3 tháng qua”.
tin liên quan
Xúc động trước câu chuyện ước mơ của nữ sinh khuyết tật trong ngày khai giảngDù cơ thể khiếm khuyết nhưng Nguyễn Du Hải Âu (học lớp 12A6 Trường THPT Nhân Việt, Q.Tân Phú, TP.HCM) luôn nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống, trở thành tấm gương sáng để nhiều học sinh noi theo.
Để dự án mang tính bền vững, Cao Thị Thùy Dương, phụ trách mảng tài chính, nói: “Sẽ có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng thương mại điện tử và trang truyền thông Nhà của VUI. Giai đoạn 2 tiến hành thống kê, đánh giá sản phẩm hiện có, tay nghề của người lao động tạo ra sản phẩm đó, nghiên cứu thị trường, thực hiện công tác truyền thông để bán sản phẩm. Giai đoạn 3 là phương án cải tiến, nâng cao tay nghề cho anh chị em phù hợp với cải tiến, sản xuất và bán sản phẩm mới”.
Đào Phúc Phương Dung, thành viên nhóm phụ trách quản lý dự án, bật mí: “Trong tương lai, nhóm sẽ thành lập ban cải tiến để nghiên cứu cải tiến sản phẩm, đồng thời hướng dẫn người lao động nâng cao tay nghề, tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường.
tin liên quan
Tân sinh viên khuyết tật nhận quà của Bộ trưởng nhân ngày khai trườngTại buổi lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một tân sinh viên bị liệt hai chân nhưng có kết quả đầu vào xuất sắc đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng quà, động viên.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) tính đến tháng 6.2016, cả nước có trên 7 triệu người khuyết tật (chiếm gần 8% dân số), trong đó mới chỉ có 1,3 triệu người được cấp giấy xác nhận khuyết tật (chiếm 18,7%) và khoảng 2,63 triệu lao động khuyết tật (chiếm khoảng 5,3% tổng lực lượng lao động). Trình độ chuyên môn của lao động khuyết tật còn thấp, khuyết tật càng nặng thì cánh cửa đối với việc làm càng xa.
Bình luận (0)