Vào năm 2016, cô thức dậy với cơn đau ở ngực trái. Phớt lờ cơn đau, Belza vẫn đi làm bình thường, theo Fox News.
tin liên quan
Sự thật về 'nổ túi ngực'Cô và chồng cùng làm phục vụ tại một quán rượu. Đang làm việc thì Belza bị ngất xỉu. Ngay lập tức, cô được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ban đầu, Belza được cho uống thuốc giảm đau. “Lần cấp cứu đó thực sự rất có ích với tôi bởi vì bác sĩ cho tôi uống thuốc giảm đau và nói rằng các triệu chứng dường như xuất phát từ nguyên nhân phẫu thuật thẩm mỹ”, Belza kể lại.
Tình trạng sức khỏe của cô tiếp tục xấu đi. Các chẩn đoán sau đó phát hiện cô bị sốc nhiễm khuẩn. Bác sĩ thông báo rằng nếu cô không phẫu thuật cắt bỏ ngực trái thì có 50% nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng máu.“Chúng tôi quyết định rằng giải pháp an toàn và nhanh nhất với ngực trái là phải cắt bỏ toàn bộ mô vú và cách này cũng sẽ giúp nhiễm trùng không lây sang ngực phải”, cô kể lại.
Các bác sĩ còn phát hiện Belza bị nhiễm liên cầu khuẩn ở túi ngực trái. Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng đã lan ra máu, theo Fox News.
Nhiễm trùng thường xảy ra ở ít nhất 1% tổng số ca nâng ngực. Khi phát hiện, bác sĩ có thể phải tiến hành phẫu thuật thêm hoặc sử dụng một số biện pháp điều trị khác, theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Trong trường hợp kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị nhiễm trùng thì bắt buộc phải cắt bỏ phần ngực đó. Tuy nhiên, Belza cho biết tình trạng nhiễm trùng của cô không phải nhiễm trùng xuất phát từ rủi ro nâng ngực thông thường mà là do nhiễm liên cầu khuẩn từ túi ngực rồi lan vào máu.
May mắn là ca phẫu thuật được thực hiện kịp thời. Nhiễm trùng có thể lây lan rất mạnh khi đi vào máu và có thể lây nhiễm đến những cơ quan gần ngực như tim, phổi.
Bốn tháng sau ca phẫu thuật cắt bỏ ngực trái, Belza đã thực hiện ca phẫu thuật tái tạo vú đầu tiên. Ca thứ tư cô thực hiện ngày 5.12 vừa qua để khắc phục những tổn thương thần kinh và mô sẹo, theo Fox News.
Bình luận (0)