Theo Maeil Business, khi ra mắt tại thị trường Hàn Quốc vào ngày 26.5, Nàng tiên cá thu về hơn 47.000 lượt khán giả và chiếm vị trí thứ 2 tại phòng vé. Chỉ số đánh giá của Nàng tiên cá trên CGV Golden đạt mức 75%. Đây là một mức xếp hạng trung bình, không có gì nổi bật so với các bộ phim khác. Theo đó, xếp hạng của bộ phim trong ngày đầu chỉ dừng lại ở mức 1,96/10 điểm và tăng dần lên 6,59/10 điểm vào ngày 30.5 với nhiều đánh giá tiêu cực và những lời chê bai thậm tệ: “Chưa bàn tới nhan sắc hay diễn xuất thì tôi đã thấy cô này trông khá là dừ so với hình tượng thực tế của Ariel. Cô này trông có ra nổi nét ngây thơ, tò mò khám phá về thế giới mới của một cô bé đâu? Còn trông như kiểu thợ săn Đại Tây Dương ấy”, “Điều quan trọng phải nhắc 10 lần: diễn xuất Ariel quá tệ, đem diễn viên quần chúng vô có khi diễn hay hơn”. Thậm chí một nguồn báo còn cho biết: "Không hiểu sao lại làm live-action nữa, bọn trẻ đã bật khóc và chạy ra khỏi rạp giữa chừng"... Một số bình luận tích cực khen diễn xuất của Halle Bailey cũng bị thả phẫn nộ.
Không chỉ riêng Hàn Quốc, Nàng tiên cá live-action cũng không được khán giả đón nhận tại Trung Quốc. Theo báo cáo từ Sina, sau ngày ra mắt doanh thu phim chỉ đạt hơn 12 tỉ đồng, và điểm đánh giá hiện tại trên Douban là 5.3/10 với nhiều bình luận tiêu cực.
Ngoài ra, nền tảng cộng đồng Oxopolitics đã làm một khảo sát với 358 người về chủ đề "Bạn nghĩ gì khi phong trào tẩy chay Nàng tiên cá đang lan rộng?". Có 64% người cho biết họ "Không thấy vấn đề gì" với việc tẩy chay phim, trong khi chỉ có 22% phản đối hành động này.
Nàng tiên cá (tựa gốc: The Little Mermaid) phiên bản người đóng làm lại từ bộ phim hoạt hình được yêu thích năm 1988, đã thu được 117,5 triệu USD chỉ trong vòng 4 ngày cuối tuần ở Bắc Mỹ. Thành tích này cho thấy Nàng tiên cá là một bộ phim được khán giả yêu thích qua nhiều thời kỳ, lứa tuổi của Disney. Những thước phim mãn nhãn ngập tràn sắc màu mang đến cho khán giả những kỷ niệm tuổi thơ và đồng thời cũng là một cơ hội tuyệt vời để gắn kết nhiều thế hệ.
Bình luận (0)