Nên bỏ tội đưa hối lộ với một số trường hợp

30/07/2013 03:20 GMT+7

Cần linh hoạt và cân nhắc kỹ khi xét xử tội danh đưa hối lộ trong một số trường hợp, đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Có nên xử lý người đưa hối lộ? đăng trên Thanh Niên ngày 29.7.

Phân biệt rõ

Theo tôi, với tội danh đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ, nên loại bỏ xử lý đối với người đưa hoặc nhận hối lộ trong những trường hợp sau: Nếu người đưa hối lộ mà tự nguyện tố cáo kịp thời người nhận hối lộ của mình, thì người đưa hối lộ trong trường hợp này sẽ không bị xử lý về tội đưa hối lộ trong vụ việc đó. Nếu người nhận hối lộ (được hối lộ) mà tự nguyện tố cáo kịp thời người đưa hối lộ cho mình, thì người nhận hối lộ (được hối lộ) trong trường hợp này sẽ không bị xử lý về tội nhận hối lộ trong vụ việc đó.

Thùy Trang (ptthuytrang.k6.qtdn@gmail.com)

Tại sao không áp dụng ?

Là người dân, không một ai muốn đưa hối lộ bởi vì kiếm được đồng tiền rất khó khăn. Phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, đôi khi phải vay nợ để đưa hối lộ rồi phải còng lưng trả nợ, nhưng trong từng trường hợp cụ thể nếu không đưa hối lộ thì hậu quả nhãn tiền mà các vị cũng hình dung ra. Những người này dám tố cáo nếu họ được pháp luật bảo vệ. Chỉ có một số ít chủ động hối lộ để cầu danh cầu lợi nhưng gặp những ông quan thanh liêm thì việc đưa nhận hối lộ không thực hiện được. Nếu phần lớn các nước không xử lý người đưa hối lộ và việc chống tham nhũng có kết quả tốt, tại sao ta không áp dụng?

Duy (duynho96@gmail.com)

Tùy cơ ứng biến

Tôi đồng tình với  ý kiến cho rằng tùy từng trường hợp mà xử lý. Có những người đưa hối lộ vì bị ép buộc chứ bản thân họ không muốn đưa. Chỉ nên xử lý những trường hợp đưa hối lộ để mang lại lợi ích kinh tế, chính trị cho mình, ví dụ như đưa hối lộ để được thăng chức, đưa hối lộ để được thắng thầu một dự án nào đó…

Lã Thanh Vy (thanhvy_la98@yahoo.com)

Nguyễn Văn Liêm
Xử lý người đưa hối lộ đã được quy định rõ trong bộ luật Hình sự chứ không phải ở ta chưa xử lý. Tuy nhiên, đến lúc phải đặt lại vấn đề này, phải xem xét mức độ nào thì xử lý, mức độ nào thì không.

Nguyễn Văn Liêm (Q.Gò Vấp, TP.HCM)

Phạm Văn Trọng

Xử lý người đưa hối lộ và bảo vệ người đưa hối lộ nhưng dám tố cáo phải đi đôi với nhau. Đừng để xảy ra trường hợp người đưa hối lộ, bắt được thì xử lý còn người đưa hối lộ dám tố cáo lại không được bảo vệ, bị bỏ rơi.

Phạm Văn Trọng (Q.7, TP.HCM)

Thanh Đông
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Có nên xử lý người đưa hối lộ?
>> Chậm xử lý tội phạm tham nhũng, kinh tế vì... thiếu tiền
>> Kiến nghị Bộ GTVT kiểm điểm phòng chống tham nhũng
>> Giải trình về chống tham nhũng: Khó phát hiện vì người tham nhũng... có chức vụ
>> Tăng áp lực chống tham nhũng
>> Tham nhũng phát hiện thông qua thanh tra, kiểm tra còn ít
>> Nguy cơ từ tham nhũng xuyên quốc gia
>> Tham nhũng vặt và hối lộ có chiều hướng gia tăng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.