Nga triển khai lệnh tấn công hạt nhân ra sao?

06/03/2022 14:32 GMT+7

Cuối tháng 2 , Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt lực lượng hạt nhân Nga ở trạng thái cảnh giác cao , sau khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine . Trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân, lệnh phóng sẽ được thực hiện ra sao ?

Ai có quyền quyết định?

Theo tài liệu “Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhà nước của Liên bang Nga về răn đe hạt nhân” công bố năm 2020, tổng thống Nga sẽ là người chịu trách nhiệm quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Va li hạt nhân, biệt danh “Cheget”, luôn ở gần tổng thống trong mọi trường hợp. Thiết bị này kết nối tổng thống với mạng lưới chỉ huy và kiểm soát lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Cheget không chứa nút phóng hạt nhân mà chuyển lệnh phóng tới Bộ Tổng tham mưu Nga.

Nếu Tổng thống ra lệnh, điều gì sẽ xảy ra?

Bộ Tổng tham mưu Nga có quyền truy cập các mã phóng. Có hai phương pháp phóng đầu đạn hạt nhân. Một là gửi mã ủy quyền cho từng chỉ huy vũ khí để thực hiện các quy trình phóng. Hai là hệ thống dự phòng cho phép Bộ Tổng tham mưu trực tiếp khởi động phóng tên lửa mặt đất, bỏ qua tất cả chỉ huy trực tiếp.

Ông Putin đặt lực lượng răn đe hạt nhân Nga vào tình trạng cảnh giác cao

Trạng thái cảnh giác cao có ý nghĩa thế nào?

Một ngày sau khi ông Putin tuyên bố đặt lực lượng hạt nhân trong trạng thái cảnh giác cao, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng này được đặt trong nhiệm vụ chiến đấu “tăng cường”.

Cụm từ “tăng cường” có thể được hiểu ra sao? Nhà nghiên cứu Pavel Podvig, thuộc Viện Nghiên cứu Giải trừ Quân bị của Liên hiệp quốc, nói lệnh này có thể chỉ có nghĩa là Nga bổ sung nhân viên cho các cơ sở hạt nhân. Nhưng nó cũng có thể mang ý nghĩa kích hoạt hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của Nga, về cơ bản là mở các kênh liên lạc sẵn sàng chờ lệnh phóng.

Belarus có thể cho phép Nga đặt vũ khí hạt nhân

Nga quy định gì về sử dụng vũ khí hạt nhân?

Tài liệu năm 2020 nêu 4 trường hợp Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân:

- có vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga hoặc các đồng minh

- có dữ liệu cho thấy tên lửa đạn đạo được phóng vào Nga hoặc các đồng minh

- có tấn công vào các địa điểm trọng yếu của chính phủ hoặc quân đội, có thể gây suy yếu phản ứng của lực lượng hạt nhân

- có việc sử dụng vũ khí thông thường chống lại Nga "khi chính sự tồn tại của nhà nước lâm nguy".

Năng lực hạt nhân của Nga

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân, nhiều nhất thế giới. Trong số này, 1.588 đầu đạn đã được triển khai và sẵn sàng sử dụng.

Nga có bộ ba hạt nhân, tức tên lửa mặt đất, máy bay và tàu ngầm có thể tấn công hạt nhân.

Đến nay, quốc gia duy nhất từng dùng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh là Mỹ. Ước tính lên đến trên 220.000 người thiệt mạng vì 2 quả bom nguyên tử thả xuống 2 thành phố Nhật năm 1945.

Ông Putin cảnh báo sẽ có "chiến tranh hạt nhân" nếu Ukraine gia nhập NATO
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.