Cụ thể, CS đã cấm các nhà đầu tư trái phiếu của họ mua hai loại trái phiếu của quốc gia Nam Mỹ, một từ chính phủ Venezuela và một từ công ty dầu khí quốc doanh Petroleos de Vezuela S.A (PDVSA).
Người phát ngôn của CS cho biết ngân hàng cấm trái phiếu chính phủ Venezuela vì tin rằng tiền mặt từ người mua trái phiếu sẽ trực tiếp về tay chính phủ. Đồng thời giải thích rằng “môi trường chính trị” và các sự kiện bê bối gần đây tại Venezuela là nguyên nhân dẫn đến quyết định của ngân hàng.
Việc xử lý nợ của Venezuela đã trở thành một vấn đề hết sức chia rẽ. Trái phiếu của nước này có lợi nhuận cao. Do đó, ngay cả khi doanh thu và dự trữ ngoại tệ của chính phủ giảm sút thì trái phiếu Venezuela vẫn có thể thực hiện thanh toán và trả lãi suất cao. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nhiều người cho rằng nếu chính phủ ưu tiên những khoản thanh toán trái phiếu này, thì tình trạng đói khát, thiếu hụt lương thực và y tế của người dân trong nước sẽ ngày càng trầm trọng.
Được biết, vào tháng 5.2017, Goldman Sachs đã mua trái phiếu PDVSA. Vào thời điểm đó, ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở tại New York (Mỹ) cho biết họ đầu tư vào loại trái phiếu này vì tin rằng tình hình chính trị ở Venezuela sẽ cải thiện theo thời gian. Nhưng mới đây một phát ngôn viên của Goldman Sachs đã nói với CNN rằng “chúng tôi không ủng hộ chế độ Maduro và sẽ không làm ăn với họ”.
Ông Ricardo Hausmann, Giáo sư Đại học Harvard, trong một bài báo hồi tháng 5.2017 đã kêu gọi hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới JPMorgan loại bỏ các trái phiếu của Venezuela ra khỏi Chỉ số Trái phiếu Thị trường mới nổi và gọi trái phiếu của nước này là “trái phiếu đói”. Loại bỏ trái phiếu của Venezuela ra khỏi chỉ số “vừa cho phép nguồn lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư, vừa không đem lại sự đau khổ cho người dân ở đó”, ông Hausmann viết.
tin liên quan
Ác mộng ở Venezuela của hàng loạt công ty MỹLợi nhuận doanh nghiệp Mỹ sụt giảm theo tiền tệ Venezuela và ngày càng có nhiều công ty tháo chạy.
Bình luận (0)