Khu rừng này do Ban Quản lý rừng (Ban QLR) Lâm Viên quản lý. Điều đáng nói, khu rừng thông nguyên sinh trên Đồi lộng gió chỉ cách Ban QLR Lâm Viên khoảng 100 m và cách UBND P.3 (TP.Đà Lạt) khoảng 300 m.
Phía trước ngôi nhà xây dựng trái phép này là phần đất rừng bị bà T. lấn chiếm trái phép
|
Phòng làm việc của Trưởng Ban QLR Lâm Viên chỉ cách khu rừng phòng hộ bị bà T. lấn chiếm khoảng 100 m
|
Bao chiếm đất rừng xây bờ kè đổ đất
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban QLR Lâm Viên, cho biết chiều 16.11, đơn vị này đã lập biên bản kiểm tra vụ việc bà T.T.T. có hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng bờ kè đá, trồng hàng trăm cây tùng và hàng cây mai anh đào trên đất rừng.
Cụ thể, tại lô C, khoảnh 2, tiểu khu 266B đang xảy ra tình trạng
lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng bờ kè đá trái phép. Đoàn kiểm tra gồm Ban QLR Lâm Viên, Hạt Kiểm lâm TP.Đà Lạt, Ban lâm nghiệp P.3 xác định vị trí vi phạm nói trên trước ngôi nhà của bà T.T.T.
xây dựng trái phép.
Ngang nhiên lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên Đồi lộng gió rồi xây bờ kè đổ đất tạo mặt bằng
|
Việc xây bờ kè đá và đổ đất trên đất rừng lấn chiếm
|
Ban QLR Lâm Viên liên lạc qua điện thoại với bà T., mời đến hiện trường để lập biên bản. Tuy nhiên, bà T. nói... đang bận và không đến!
Tại khu vực trên, đoàn kiểm tra xác định diện tích đất rừng mới bị lấn chiếm là 840 m
2. Tại đây có bờ kè đá mới xây dựng dài 35 m, cao 50 cm; có tới 161 cây tùng (chiều cao từ 1 - 1,5 m) mới trồng, bao bờ kè đá xây dựng trái phép, ngoài ra có 5 cây đào cổ thụ (chiều cao từ 4 - 5 m) mới được mang đến “trồng” tại khu vực này.
Hàng cây Mai anh đào mới được trồng làm ranh lấn chiếm đất rừng phòng hộ
|
Ông Phạm Ngọc Dư, Tiểu khu Trưởng tiểu khu 266B, thuộc Ban QLR Lâm Viên, cho biết thêm: “Ngày 13.11, đơn vị đã lập biên bản và vận động bà T. tự giải tỏa khu vực lấn chiếm, nếu không cơ quan chức năng sẽ giải tỏa trắng theo quy định. Tuy nhiên, những ngày cuối tuần bà T. lại tiếp tục trồng cây trên hiện trường vụ lấn chiếm đất rừng”.
Đất rừng phòng hộ bị lấn chiếm trái phép
|
Tại hiện trường, phía bên ngoài bờ kè xây bằng đá được trồng 2 lớp cây tùng, bên trong bờ đá hàng trăm khối đất được đổ để làm mặt bằng và được che chắn bằng lưới nhựa đen. Một cán bộ thuộc Ban QLR Lâm Viên cho rằng đây là cách làm để “che mắt” cơ quan chức năng, do đó từ đường 3 tháng 4 nhìn lên rừng thông rất khó phát hiện.
Có không tình trạng bao che?
Như Thanh Niên đã phản ánh, gày 9.1, UBND TP.Đà Lạt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 200 m2 đất ở lâu dài cho bà T. ngay lối đi chung tại rừng thông phòng hộ này, trên lối đi chung có ngôi nhà diện tích hơn 60 m2 xây dựng trái phép.
Sau khi lập đoàn kiểm tra, Thanh tra TP.Đà Lạt có báo cáo việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ở lâu dài cho bà T. tại thửa đất 998, tờ bản đồ số 29 (D94-III) là không bảo đảm theo quy định, không đủ điều kiện được cấp, khiến người dân bất bình. Do đó, ngày 11.9, ông Tôn Thiện San, Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt, ký thông báo
thu hồi GCNQSDĐ số CU 490048 cấp cho bà T.
Hiện trường ngôi nhà bà T. và đất rừng TK 266B thời điểm đầu tháng 7.2020
|
Ban QLR Lâm Viên cho biết thêm, ngày 10.8.2020, đơn vị này đã lập biên bản quanh ngôi nhà bà T. xây dựng trái phép trên đường đi chung, trong đó có 235 m
2 đất rừng phòng hộ thuộc lô C, khoảnh 2, tiểu khu 266B do Ban QLR Lâm Viên quản lý, bị chiếm dụng và đổ bê tông. Ban đã chuyển biên bản vụ việc qua UBND P.3 để xử lý theo quy định.
Ngôi nhà và phần đất rừng phòng hộ mới bị lấn chiếm, chụp ngày 16.11.2020
|
Ngang nhiên lấn chiếm đất rừng xây bờ kè chắn để đổ đất
|
Thế nhưng đến nay việc giải tỏa việc lấn chiếm đất rừng vẫn chưa được thực hiện, bà T. lại ngang nhiên lấn chiếm thêm 840 m2 đất rừng; tổng diện tích đất bà T lấn chiếm là 1.075 m2.
Nếu cơ quan chức năng có trách nhiệm liên quan không làm kiên quyết vụ chiếm đất rừng phòng hộ ngay tại TP.Đà Lạt này thì sẽ dẫn đến những hệ lụy về sau.
Bình luận (0)