Kể từ sau sự kiện 9.11, nền dân chủ phương Tây đã chuyển qua các chương trình giám sát toàn diện công dân của họ, rõ ràng chúng vi phạm và không được đánh giá đầy đủ về tính minh bạch. Mãi đến khi bị Edward Snowden đưa ra ánh sáng vào mùa hè 2013, chúng ta mới dần ý thức được bức tranh toàn cảnh về thế giới mà chúng ta đang sống: bị giám sát 24/24.
Suốt một thời gian, những tiết lộ của Snowden đã thu hút được sự chú ý của nhiều người về các hoạt động giám sát của các chính phủ, nhưng rồi người ta bỏ rơi về những gì đang diễn ra ở các hoạt động giám sát tư nhân hoặc các nhà thầu.
Những vụ bê bối khác về bầu cử và các biến động chính trị năm 2016 tại Mỹ đã cho thấy vai trò của công nghệ đứng sau chính trường có tác động lớn cỡ nào, nhưng rồi chúng ta vẫn tiếp tục quay về nhịp sống thường nhật yên bình trong các khu ổ chuột hay các tòa nhà sang trọng, quay lại với smartphone và mặc nhiên để những gã khổng lồ tiếp tục khai thác và lạm dụng dữ liệu cá nhân mà không gặp bất cứ trở ngại nào đáng kể. Điều này vẫn tiếp tục diễn ra dù các nghiên cứu và một chuyên gia an ninh mạng tên là Bruce Schneier đã chỉ ra rằng hiện mô hình kinh doanh internet là dựa vào các hoạt động giám sát con người.
Đáng tiếc là hầu hết chúng ta vẫn thoải mái sống trong thế giới bị giám sát đó, đã có lúc hầu hết chúng ta nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh sau khi mù tịt về quyền riêng tư trên mạng, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Chúng ta đang có quá nhiều bằng chứng về các vụ vi phạm quyền riêng tư, nhưng biết làm sao khi cứ 6 trong số 10 người Mỹ được hỏi lại tin rằng họ sẽ không thể sống quá một ngày mà không vào internet, dù họ biết rằng mỗi khi họ truy cập thì cả hệ thống công nghệ và chính phủ sẽ thu thập dữ liệu của họ mà bản thân họ cũng không biết dữ liệu đó sẽ được sử dụng như thế nào hay bán cho ai.
Có khoảng 80% người Mỹ được hỏi tin rằng họ có ít hoặc không có quyền kiểm soát dữ liệu do các công ty công nghệ thu thập và các nguy cơ tiềm ẩn của hành vi đó lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, họ vẫn buộc phải tiếp tục sử dụng các dịch vụ này kể cả khi họ vẫn nghi ngờ các tập đoàn đứng sau nó.
Nghịch lý về quyền riêng tư nằm ở chỗ đó: Vì sao mọi người vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của các công ty mà họ nghi ngờ đang lạm dụng và thu thập dữ liệu bất hợp pháp của họ?
Đây là cái gọi là nghịch lý khó giải quyết nhất về quyền riêng tư và câu hỏi đặt ra là: Liệu cần phải điều chỉnh gì để duy trì phạm vi thích hợp đối với các quy định kiểm soát quyền riêng tư của các dịch vụ này? Điều gì sẽ giúp các chính phủ có các biện pháp mạch lạc và hiệu quả để ngăn chặn việc khai thác, lạm dụng dữ liệu cá nhân một cách tệ hại như nhiều công ty lớn đang làm. Liệu có dịch vụ nào đủ “đạo đức” nhưng vẫn thu hút được người dùng? Liệu có phải chờ đến lúc chúng biến thành các khủng hoảng có hệ thống mà chúng ta phải bất lực?
Đầu tháng này, trong một công trình được cho là nỗ lực phi thường của New York Times đã công bố một cuộc điều tra về ngành công nghiệp theo dõi điện thoại thông minh khiến mọi người khó có thể nhắm mắt làm ngơ trước những gì đang diễn ra. Theo điều tra này, cứ mỗi phút mỗi ngày, ở khắp mọi nơi trên hành tinh, hàng chục công ty hầu như đã mất khả năng kiểm soát các lượt đăng nhập và sử dụng điện thoại di động của hàng triệu khách hàng. Họ cũng bị nuốt chửng với hàng tá tệp tin siêu dữ liệu được lưu trữ của người dùng.
Thời báo New York Times đã thu thập được một trong những nguồn dữ liệu khổng lồ (megafiles) này - mà theo họ là lớn nhất từ trước đến nay mà các nhà báo có dịp xem xét và rất nhạy cảm. Nó chứa hơn 50 tỉ vị trí của người dùng và các trang web truy cập từ điện thoại của hơn 12 triệu người Mỹ mỗi khi họ di chuyển qua các thành phố lớn như Washington, New York, San Francisco và Los Angeles.
Mỗi mẩu dữ liệu trong tệp tin khổng lồ này lại đại diện cho vị trí chính xác của một chiếc điện thoại trong suốt một khoảng thời gian vài tháng kể từ năm 2016 đến 2017. Dữ liệu này có nguồn gốc từ một công ty theo dõi vị trí, một trong hàng chục hoạt động thu thập chuyển động chính xác bằng phần mềm được chuyển sang ứng dụng điện thoại di động . Có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói rằng hầu hết các công ty hay bất cứ ai có quyền truy cập dữ liệu này đều có thể “đọc vị” bạn qua hành vi sinh hoạt, vị trí và thói quen của bạn hằng ngày. Họ có thể biết nơi bạn đến vào mọi thời điểm trong ngày, người mà bạn gặp hay nơi mà bạn đến, dù đó là tiệm mát-xa hay phòng khám tâm thần.
Trước đó, chúng ta từng chứng kiến những câu chuyện về việc “tái tạo” cuộc sống của một người qua những nguồn dữ liệu thu thập được tương tự. Ví dụ, vào năm 2011, tạp chí Die Zeit của Đức đã công bố kết quả của một thí nghiệm trong đó thu thập dữ liệu vị trí điện thoại thông minh của một chính trị gia đảng Xanh và sau đó họ lập bản đồ rồi phân tích chi tiết về cuộc sống hằng ngày của ông, khiến nhiều người và bản thân chính trị gia này bị shock. Nhưng đó chỉ là một đơn cử nhỏ và công khai, còn khi nó ở phạm vi rộng hơn và trái phép thì rất đáng báo động.
Phạm vi nghiên cứu của thời báo New York Times rộng hơn bao giờ hết: Có tới 12 triệu người được theo dõi trong quá khứ cách đây không quá lâu. Nó đưa ra một so sánh thú vị về mối quan tâm của phương Tây với Trung Quốc, trong đó Mỹ nằm ở trung gian. Trung Quốc là quốc gia thực hiện giám sát công dân công khai và toàn diện, trong khi ở Mỹ việc giám sát này được thực hiện qua các công ty và nhà thầu tư nhân, nhưng lại có liên quan ngầm tới chính phủ - một quốc gia cương quyết phủ nhận và từ chối hành vi giám sát này.
Có lẽ vì vậy, chúng ta đều là những con cừu trong lồng kính đang bị quan sát và bạn không nên “ném đá” quá nhiều nếu không muốn bị “đưa lên đĩa”, bởi cái lưới do các ông lớn như Google, Facebook,… giăng ra ngày càng dày đặc và bạn không thể thoát khỏi nó dễ dàng mà không dính vào mạng lưới giám sát khác. Một nỗ lực vô vọng trừ khi bạn dám từ bỏ mọi tiện nghi, bắt đầu từ chiếc smartphone và interent.
Bình luận (0)