Số liệu báo cáo của 18/26 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư gửi về Bộ GD-ĐT cho thấy, tính đến ngày 16.9, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính 1.260 tỉ đồng. 41.564 bộ sách giáo khoa bị hư hỏng.
Cụ thể, thiệt hại về cơ sở vật chất 514.730 triệu đồng. Trong đó, giáo dục mầm non bị thiệt hại 117.637 triệu đồng, giáo dục tiểu học 139.515 triệu đồng, THCS 142.044 triệu đồng và THPT 115.534 triệu đồng.
Thiệt hại về trang thiết bị dạy học 745.801 triệu đồng. Trong đó, giáo dục mầm non thiệt hại 306.618 triệu đồng, giáo dục tiểu học 169.514 triệu đồng, THCS 156.028 triệu đồng và THPT 113.642 triệu đồng.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, có 41.564 bộ sách giáo khoa bị hư hỏng hoặc lũ cuốn sau bão lũ cần bổ sung. Trong đó, giáo dục tiểu học cần 23.943 bộ sách, THCS cần 10.598 bộ sách và THPT cần 7.023 bộ.
Làng Nủ sau lũ dữ: Nỗi đau nam sinh vừa mất cha nay mồ côi mẹ
Thiệt hại ở từng địa phương như sau:
Do mưa to và gió lớn nên nhiều cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố phía bắc bị ngập sâu, phòng học tốc mái, nhiều công trình sập, đổ, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh bị cuốn trôi, ướt hỏng.
Trước đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 52 học sinh, trẻ em tử vong, 3 học sinh mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích vì bão lũ.
Đến ngày 16.9, còn 99 trường, điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết, gồm: Lào Cai (83 trường, điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (1 trường), Yên Bái (3 trường), Bắc Giang (8 trường)...
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung rà soát, đánh giá thiệt hại, tổng hợp báo cáo để đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả. Theo báo cáo ban đầu, nhiều trường bị ngập sâu, rất nhiều máy tính, thiết bị phòng học, bàn ghế học sinh bị hư hỏng, khó khắc phục, sửa chữa.
Bình luận (0)