Nghiên cứu mới nói gì về tác dụng phòng chống ung thư của gừng?
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả đầy hứa hẹn về tác dụng chống ung thư của gừng.
Gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh các hợp chất hoạt tính sinh học của gừng có đặc tính chống ung thư đầy tiềm năng, theo trang tin khoa học Science Direct.
Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng và các hoạt chất của nó có khả năng chống lại một số tế bào ung thư, bao gồm: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, ung thư máu, gan, phổi, vòm họng, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư mắt.
Hợp chất chủ yếu trong gừng là gingerol. Chất này không bền với nhiệt nên khi ở nhiệt độ cao, được chuyển hóa thành shogaol. Cả gingerol và shogaol đều có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng.
Cách uống gừng để phòng chống ung thư
Sử dụng gừng trong phòng chống ung thư đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả.
Ở Ấn Độ và Singapore, người ta uống nước ép củ gừng và nước sắc củ gừng để phòng ngừa ung thư.
Người Palestine uống nước sắc củ gừng để chống lại ung thư vú. Họ còn dùng một phương pháp điều trị ung thư là dùng nước sắc củ gừng pha với nghệ và mật ong, uống 2 lần mỗi ngày. Hoặc dùng trà gừng pha với hạt thì là và sữa lạc đà, uống 1 ly hằng ngày trước bữa sáng.
Một công thức khác được người Palestine sử dụng để kiểm soát ung thư dạ dày và gan là sử dụng 100 gram bột gừng khô đun sôi với nước, uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn, theo Science Direct.
Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Nghiên cứu mới nói gì về tác dụng phòng chống ung thư của gừng? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 18.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về ung thư như: Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin ung thư: Kết quả vượt mong đợi; Phát hiện ung thư giai đoạn 3 từ việc ợ 10 lần/ngày...
2 triệu chứng cảnh báo dấu hiệu 'sớm' của ung thư gan
Theo một bác sĩ, những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư gan có thể không được chú ý, nên khó phát hiện.
Theo tổ chức về gan của Anh British Liver Trust, ung thư gan là loại ung thư có tỷ lệ sống sót thấp nhất.
Tiến sĩ Deborah Lee, bác sĩ từng làm việc nhiều năm tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, giải thích rằng một phần nguyên nhân là do ung thư gan thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Bác sĩ Lee đã chia sẻ dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư gan giai đoạn "sớm", mà nhiều người ít chú ý. Đó là:
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng
- Đau bụng trên bên phải
Tuy nhiên, khi khối u trong gan tiếp tục phát triển, các dấu hiệu có thể trở nên rõ ràng hơn.
Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 2 triệu chứng cảnh báo dấu hiệu 'sớm' của ung thư gan trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 18.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bệnh gan như: Khi chải đầu mà thấy hiện tượng này, coi chừng bạn mắc bệnh gan; 4 vị trí sưng cảnh báo bệnh gan nguy hiểm, phải đi khám ngay!...
Bạn có thích ăn thịt, ăn bao nhiêu thịt mỗi tuần là tốt nhất?
Nhiều người chỉ thích ăn thịt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn một số loại thịt nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư, theo tờ Times of India.
Thường xuyên ăn loại thịt nào có thể có hại cho sức khỏe?
Chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Caroline Passerrello, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, cho biết: Nhiều thông tin cho rằng ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có hại cho sức khỏe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.
Thịt đỏ bao gồm thịt heo, bò, bê, cừu và dê.
Thịt đã qua chế biến được bảo quản bằng cách hun khói, xử lý hoặc ướp muối hoặc bằng cách thêm chất bảo quản hóa học. Thịt đã qua chế biến bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và xúc xích.
Nghiên cứu chỉ ra ăn thịt gì làm tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường?
Khi xem xét 37 nghiên cứu, các tác giả chỉ tìm thấy bằng chứng yếu về mối liên quan giữa việc ăn thịt đỏ với bệnh tim và tiểu đường, theo tờ The Conversation.
Nhưng đối với thịt chế biến, một đánh giá gần đây cho thấy cứ tiêu thụ thêm 50g thịt chế biến mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim tăng 26% và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 44%.
Thịt nào làm tăng nguy cơ ung thư?
Các tổ chức quốc tế hàng đầu đã tuyên bố có bằng chứng thuyết phục cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu trên gần 500.000 người cho thấy cứ tiêu thụ thêm 50g thịt đỏ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%. Và mỗi 25g thịt chế biến tiêu thụ thêm mỗi ngày, sẽ làm tăng nguy cơ lên 19%.
Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Bạn có thích ăn thịt, ăn bao nhiêu thịt mỗi tuần là tốt nhất? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 18.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thịt như: Có phải thịt chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà?; Chuyên gia: Đây là 2 loại thịt tốt nhất để bạn giảm mức cholesterol...
Ngoài ra, trong ngày thứ hai 18.9 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Vỏ, lá quýt tưởng bỏ đi nhưng lại là vị thuốc hay; Muốn giảm nhanh mỡ đùi, phải làm sao?; Những dấu hiệu sớm cảnh báo cơn đau tim, chớ coi thường!...
Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.
Bình luận (0)