Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn sáng, trưa, chiều giờ nào là tốt nhất?

14/07/2021 00:09 GMT+7

'Hầu hết lời khuyên tập trung vào việc ăn gì, mà chưa em xét đến thời điểm tốt nhất ăn sáng, trưa và tối để có hiệu quả tốt nhất', hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thông tin hữu ích này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem các thông tin: Có một loại vắc xin có thể chống được khối u ung thư; Món ăn tăng cường hệ miễn dịch: Salad cà chua bi; Manh mối về nguồn gốc Covid-19 từ bệnh nhân người Ý...

Ăn sáng, trưa, chiều giờ nào là tốt nhất, theo khoa học? 

Hầu hết các lời khuyên đều tập trung vào việc ăn gì, mà quên xem xét đến thời điểm tốt nhất để ăn sáng, trưa và tối để có được hiệu quả tốt nhất.

Thời gian tốt nhất để ăn sáng là khoảng 7 giờ sáng

Shutterstock

Bác sĩ Jonathan C. Jun, phó giáo sư tại Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), giải thích: “Cơ thể xử lý năng lượng cần thiết theo những cách khác nhau tùy thuộc vào thời gian các bữa ăn của bạn”.
Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng đốt cháy calo và điều chỉnh sự thèm ăn có liên quan đến nhịp sinh học. Nếu giờ ăn không khớp với đồng hồ cơ thể có thể làm tăng đột biến các hoóc môn lưu trữ chất béo và làm mất đi tất cả các lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh của bạn.
Ngày càng nhiều người ủng hộ ý tưởng khớp giờ ăn với đồng hồ cơ thể, nhờ nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nó có thể giúp giảm cân. Thậm chí còn có “chế độ ăn theo nhịp sinh học” được đưa ra dựa trên thời gian lý tưởng để ăn sáng, trưa và tối. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 14.7.
Manh mối về nguồn gốc Covid-19 từ bệnh nhân người Ý 
The Wall Street Journal ngày 12.7 đưa tin, các thành viên trong nhóm nghiên cứu nguồn gốc dịch Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu đang điều tra trường hợp một phụ nữ 25 tuổi tại Milan (Ý) đến bệnh viện vào ngày 10.11.2019 với triệu chứng đau họng và tổn thương da.
Trên mẫu da nhỏ hơn đồng xu mà người phụ nữ này để lại, các nhà khoa học đã thực hiện 2 cuộc kiểm tra trong hơn 6 tháng và tìm thấy dấu vết của SARS-CoV-2 (vi rút gây ra đại dịch Covid-19), theo nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi chuyên san Da liễu Anh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mẫu da dương tính với SARS-CoV-2, hiện được đặt trong một phòng nghiên cứu ở Milan, là bằng chứng về việc dịch bệnh đã thực sự xuất hiện rải rác trên khắp thế giới trong những ngày đầu của đại dịch. Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu về trường hợp của người phụ nữ này có thể giúp xác định vi rút đã lưu hành ở Trung Quốc và những nơi khác trong bao lâu, trước khi một loạt ca bệnh bùng phát tại Vũ Hán vào tháng 12.2019.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn đối với các nhà nghiên cứu hiện tại là họ không có thêm bất kỳ thông tin nào về người phụ nữ nói trên. Bệnh viện Policlinico (Milan, Ý), nơi tiếp nhận trường hợp này, cho biết họ không thể tìm thấy thông tin chi tiết của bệnh nhân, theo The Wall Street Journal. Tiến sĩ - bác sĩ Raffaele Gianotti, chuyên khoa da liễu - người trực tiếp điều trị cho cô gái, đã qua đời vào tháng 3, vài ngày trước khi nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu kêu gọi điều tra thêm về bệnh nhân của ông. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp thông tin này!

Có một loại vắc xin có thể chống được khối u ung thư 

Đó là vắc xin mRNA, nó có thể giúp chống lại các khối u ung thư. Cả vắc xin Pfizer và Moderna đều là vắc xin mRNA, chứa các mảnh nhỏ của vật liệu di truyền được gọi là “axit ribonucleic truyền tin”.

Có thể sử dụng vắc xin mRNA để phòng ngừa nhiều bệnh, kể cả ung thư

Ảnh minh họa: Shutterstock

Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể chế tạo ra vắc xin mRNA để ngừa nhiều bệnh khác. Để kích hoạt phản ứng miễn dịch, nhiều loại vắc xin khác đưa vi trùng đã bị làm cho suy yếu hoặc đã bị bất hoạt vào cơ thể.
Nhưng vắc xin mRNA không hoạt động như vậy. Nó hướng dẫn các tế bào của cơ thể cách tạo ra một loại protein có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng miễn dịch đó tạo ra kháng thể - là thứ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh nếu virus thực sự xâm nhập vào cơ thể, theo trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Ngay sau khi có virus gây ra Covid-19, các nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế loại vắc xin mRNA - hoạt động bằng cách hướng dẫn cho các tế bào cách tạo ra một loại protein đột biến độc đáo.
Nghiên cứu về ung thư đã sử dụng mRNA để kích hoạt hệ thống miễn dịch nhằm vào các tế bào ung thư cụ thể.
Tiến sĩ Norbert Pardi, phó giáo sư nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho biết loại vắc xin này rất linh hoạt. Có thể sử dụng vắc xin mRNA để phòng ngừa nhiều bệnh, kể cả ung thư. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để đọc thêm thông tin nghiên cứu này.

Món ăn tăng cường hệ miễn dịch: Salad cà chua bi 

Món ăn bài thuốc xin giới thiệu một món ăn ngon miệng và hấp dẫn, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Salad cà chua bi với gừng, chanh và hành tím.

Salad cà chua bi

Giang Vũ

Theo bác sĩ Vũ Trung Trực, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, một dạng suy dinh dưỡng phổ biến đáng ngạc nhiên ngay cả ở các nước giàu có được gọi là "suy dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng”. Vì vậy, cần chú ý ăn uống đa dạng để đảm bảo có đầy đủ vi chất.
Năm vi chất dinh dưỡng gồm: Vitamin B6, vitamin C, vitamin E, magiê và kẽm, đóng vai trò trong việc duy trì chức năng miễn dịch. Tốt nhất là bổ sung 5 vi chất thiết yếu này cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất khác trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Cà chua cùng với trái cây họ cam quýt, ớt ngọt, bông cải xanh, trái kiwi… là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Gừng đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên có thể loại bỏ những vi khuẩn có hại gây khó chịu cho dạ dày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết nguyên liệu và cách chế biến món salad cà chua bi bạn nhé!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.