Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thêm tin vui tuyệt vời cho người yêu thích cà phê; Những món nào dễ gây dị ứng nhất?; Sai lầm khi đánh răng rồi mới ăn sáng...
Tôm sống để được trong tủ lạnh bao lâu?
Khi mua tôm về và rửa sạch, nếu chưa chế biến ngay thì chúng ta thường cho vào tủ lạnh để bảo quản. Tùy vào cách bảo quản mà tôm sẽ để được trong tủ lạnh bao lâu.
Thịt tôm giàu protein, vitamin D, phốt pho, đồng, kẽm, canxi, kali, mangan, vitamin B12 và nhiều khoáng chất khác. Đặc biệt, tôm chứa hàm lượng protein cao. Trong 100 gram thịt tôm chứa đến 24 gram protein, gần tương đương mức 26 gram protein/100 gram của thịt bò.
Ngoài ra, tôm lại có ít calo và chất béo bão hòa. Do đó, thịt tôm trở thành lựa chọn phù hợp cho các chế độ ăn uống cân bằng, người đang tập thể thao hay muốn giảm cân.
Nhiều người khi mua tôm sống về trữ trong tủ lạnh, đến khi cần ăn thì mang ra chế biến. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo tôm sống chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 ngày. Sau thời điểm này, tôm cần phải được nấu chín hoặc cho vào ngăn đông để tránh vi khuẩn phát triển.
Đông lạnh tôm được xem là cách bảo quản an toàn nhất, đặc biệt là khi chúng ta không biết khi nào sẽ cần ăn. Tôm sau khi nấu chín có thể để được 2 hoặc 3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.5.
Thêm tin vui tuyệt vời cho người yêu thích cà phê
Nghiên cứu được công bố gần đây trên tập san học thuật Neurology, đã xác nhận thêm một lợi ích của cà phê đối với não bộ.
Theo đó, uống cà phê có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Parkinson vốn là căn bệnh đáng sợ ở tuổi già.
Nghiên cứu quốc tế đã thu thập dữ liệu của 184.024 người, được theo dõi trong trung bình 13 năm.
Kết quả đã phát hiện ra rằng người tiêu thụ cà phê có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với những người không uống cà phê.
Sau khi đo nồng độ các chất chuyển hóa chính của caffeine là paraxanthine và theophylline trong máu của người mắc bệnh Parkinson, các tác giả đã phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa tiêu thụ cà phê với nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.
Cụ thể, những người uống cà phê nhiều có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn đến 40% so với người không uống cà phê. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.5.
Những thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng
Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất này có thể là phấn hoa, hóa chất, nọc độc hay thực phẩm. Một số loại thực phẩm lại là tác nhân gây dị ứng với một số người.
Hầu hết mọi người đều sẽ bị một số loại dị ứng nhất định. Khi phát hiện có chất lạ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tiết ra kháng thể, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa da, phát ban, rối loạn tiêu hóa và nhiều triệu chứng khác.
Mức độ dị ứng là khác nhau ở mỗi người, từ kích ứng nhẹ đến sốc phản vệ, thậm chí đe dọa tính mạng. Hầu hết các tình trạng dị ứng là không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ có phương pháp giúp người mắc kiểm soát dị ứng và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Những loại thực phẩm có thể gây dị ứng gồm:
Đậu phộng. Đậu phộng là tác nhân gây dị ứng với nhiều người, đặc biệt là ở trẻ em. Dị ứng đậu phộng đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp là nổi mề đay, sưng và vấn đề tiêu hóa.
Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, dị ứng đậu phộng có thể gây sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Những người mắc loại dị ứng này cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn phòng tránh và không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào có thành phần đậu phộng.
Sữa bò. Dị ứng với sữa bò cũng có thể xảy ra, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi uống sữa, người bị dị ứng sẽ xuất hiện mề đay trên da, nôn mửa...
Tình trạng dị ứng sữa này khác với không dung nạp đường sữa lactose, cũng xuất hiện ở sữa bò. Nếu dị ứng sữa là do phản ứng của hệ miễn dịch thì không dung nạp đường lactose lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)