Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đi tiểu nhiều, khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?

M.Giao
M.Giao
27/05/2024 00:11 GMT+7

Đi tiểu nhiều: khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?; Bác sĩ chỉ cách cải thiện thị lực một cách tự nhiên; Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới, thứ hai 27.5. Ngày mới với tin tức sức khỏe hôm nay xin tóm tắt những thông tin chính:

Đi tiểu nhiều: khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiết niệu. Do đó, các triệu ban đầu thường là triệu chứng liên quan đến tiểu tiện, chẳng hạn như tiểu nhiều. Tuy nhiên, tiểu nhiều do ung thư bàng quang sẽ khác với tiểu do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như uống nhiều nước hay nạp nhiều caffein.

Ung thư bàng quang xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trên thành bàng quang, thường là tế bào lót bên trong của bàng quang. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm nhất thì tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở niêm mạc bàng quang. Khi đó, tỷ lệ trị thành công và sống qua 5 năm của bệnh nhân lên đến 97%, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tiểu nhiều là triệu chứng phổ biến của các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt hay viêm âm đạo

Tiểu nhiều là triệu chứng phổ biến của các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt hay viêm âm đạo

PEXELS

Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 71% nếu khối u ung thư đã phát triển lớn, thậm chí còn 39% nếu tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết xung quanh. Nếu ung thư đã di căn, tức lan đến những bộ phận xa bàng quang, thì tỷ lệ sống qua 5 năm chỉ còn 8%.

Tiểu nhiều là tình trạng mà một người tiểu hơn 8 lần/ngày và gây khó chịu. Ngoài ra, tiểu hơn 2 lần/đêm cũng được xem là tiểu nhiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiểu nhiều cũng là dấu hiệu cơ thể bất thường.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Đi tiểu nhiều: khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tiểu đêm như: 4 căn bệnh phổ biến gây tiểu đêm cần phải điều trị; 5 dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận...

Bác sĩ chỉ cách cải thiện thị lực một cách tự nhiên

Cận thị là một chứng rối loạn thị lực trong đó các vật ở gần trông rõ hơn các vật ở xa. Đây là tình trạng thị lực phổ biến ảnh hưởng đến tỷ lệ lớn dân số toàn cầu.

Trong khi kính đeo mắt và kính áp tròng là những giải pháp phổ biến, có những cách tự nhiên để cải thiện thị lực, theo đài India TV News.

Sau đây, tiến sĩ Sharad Pandit, bác sĩ phẫu thuật mắt nổi tiếng của Ấn Độ - với 50 năm kinh nghiệm, sẽ hướng dẫn một số cách hiệu quả giúp kiểm soát và cải thiện cận thị một cách tự nhiên.

1. Tập thể dục cho mắt

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đi tiểu nhiều, khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?- Ảnh 2.

Cận thị là tình trạng thị lực phổ biến ảnh hưởng đến tỷ lệ lớn dân số toàn cầu

Pexels

Tập một số bài tập giúp tăng cường cơ mắt và cải thiện khả năng tập trung. Xen kẽ giữa việc tập trung vào một vật ở xa (như đồng hồ treo tường) và một vật ở gần rồi lặp lại nhiều lần để tăng cường khả năng tập trung của cơ mắt và giúp giảm cận thị. Di chuyển ngón tay phía trước mặt từ bên này sang bên kia và mắt nhìn theo ngón tay - cũng giúp tăng cường cơ mắt và giảm cận thị.

Một bài tập hiệu quả khác là "quy tắc 20-20-20": cứ sau 20 phút, nghỉ 20 giây rồi nhìn vào một vật cách xa 20 feet (6 mét) để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ mắt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Bác sĩ chỉ cách cải thiện thị lực một cách tự nhiên trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về đôi mắt như: 4 bất thường về mắt, dù không phải bệnh nhưng cần đi khám ngay!; Mắt sẽ bị thế nào nếu bạn đeo kính sai độ?...

Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà

Nhiều người có thói quen đi chân trần trong nhà mà không hề biết rằng điều này mang lại nhiều lợi ích không ngờ.

Sau đây, các bác sĩ chia sẻ những lợi ích sức khỏe không ngờ của hành động rất nhỏ bé này.

Việc

Việc "tiếp đất" khi đi chân trần có những tác động tích cực đến sức khỏe

Pexels

Tăng sự kết nối. Tiến sĩ Nicole Grant, bác sĩ trị liệu người Úc, cho biết: Đi chân trần giúp mọi người cảm thấy được tiếp đất và kết nối với năng lượng của đất. Đi chân trần khiến mọi người cảm thấy được kết nối với thiên nhiên.

Giảm căng thẳng. Việc "tiếp đất" khi đi chân trần có những tác động tích cực đến sức khỏe. Đi chân trần giúp kích thích các đầu dây thần kinh ở bàn chân. Từ đó giúp giảm căng thẳng bằng áp lực liên tục và xoa bóp các dây thần kinh.

Theo nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí y khoa Journal of Inflammation Research, đi chân trần có thể cải thiện giấc ngủ và mức hoóc môn chống căng thẳng cortisol, giảm đau, giảm căng thẳng, đồng thời tăng tốc độ chữa lành vết thương, theo trang tin sức khỏe Well And Good.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về hướng dẫn của bác sĩ như: Bác sĩ 24/7: Huyết áp cao nguy hiểm thế nào?; Bác sĩ chỉ thời điểm uống nước dừa tốt nhất...

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 27.5 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Bác sĩ 24/7: Quỳ gối, ngồi xổm là 2 tư thế dễ gây đột quỵ?; Vận động thể lực phù hợp hỗ trợ giảm nguy cơ biến cố tim mạch; Tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp đang gia tăng và trẻ hóa; Người bị huyết áp cao: khi nào cần tránh ăn chuối?...

Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều năng lượng và làm việc hiệu quả.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.