Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chớ làm những điều này ở tuổi trung niên!

20/09/2021 00:12 GMT+7

8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên, Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất?, Khuôn mặt nói gì về sức khỏe của bạn? ... là những thông tin sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày thứ hai 20.9.

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 20.9 còn có các tin bài đáng chú ý sau: 4 điều thú vị về vắc xin Abdala của Cuba, Nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng vượt qua 'bão Cytokine', Tại sao vắc xin cho trẻ em mất thời gian điều chế hơn người lớn?, Nếu thấy khoai tây có dấu hiệu này, đừng bao giờ ăn!...

8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên

Tránh những thói quen và hành vi sức khỏe này để làm cho nửa sau cuộc đời của bạn trở nên tốt đẹp nhất.
Khi chúng ta già đi, nhu cầu sức khỏe của chúng ta thay đổi, và những thói quen sức khỏe bạn đã hình thành có thể không mang lại lợi ích gì cho bạn.
Một số chuyên gia sức khỏe đã tiết lộ một số hành vi và thói quen sức khỏe mà bạn nên tránh ở tuổi trung niên - mà cách chuyên gia ở đây định nghĩa là tuổi trưởng thành trung niên, từ 45 đến 65 tuổi.
Theo các chuyên gia, đây là 8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên.

1. Bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc

Darren P. Mareiniss, bác sĩ, tiến sĩ, trợ lý giáo sư y học cấp cứu, Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) cảnh báo rằng việc bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc là một sai lầm lớn ở tuổi trung niên.
"Ví dụ, tầm soát ung thư ruột kết ở tuổi 45 tuổi. Nhiều người người trung niên đã không làm điều này. Việc tầm soát giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa tử vong do ung thư. Khi bạn bước vào tuổi trung niên, bạn cần bắt đầu suy nghĩ về nó", bác sĩ Mareiniss giải thích, theo Eat This, Not That!
“Việc tầm soát ung thư vú cũng quan trọng không kém. Điều này đặc biệt liên quan đến những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng", bác sĩ Mareiniss nói thêm.
8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên - ảnh 1

Đừng bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc, nhất là ở tuổi trung niên

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK

2. Bỏ qua các triệu chứng

Đừng phủ nhận các triệu chứng liên quan ở tuổi trung niên.
Bác sĩ Mareiniss cảnh báo: “Bỏ qua các triệu chứng liên quan như sụt cân ngoài ý muốn, có máu trong phân, đau ngực, phù chân hoặc khó thở… cũng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng”.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài 8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niêntrên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 20.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tuổi 50 như: Lưu ý về tập thể dục cho người trên 50 tuổi10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua...

Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não tắc nghẽn, ngăn chặn ô xy và chất dinh dưỡng đến mô não và cuối cùng là giết chết các tế bào não.
Nghiên cứu cho thấy có một thời điểm trong ngày người ta dễ bị đột quỵ hơn đến 80% so với mọi lúc khác, theo Best Life.
Biết được lúc nào dễ bị đột quỵ nhất có thể giúp mọi người lưu ý các dấu hiệu để nhận ra các triệu chứng sớm hơn.
Cảnh giác cao độ với các dấu hiệu cảnh báo trong những giờ đó như tê hoặc yếu một bên cơ thể, lú lẫn, các vấn đề về lời nói hoặc thị lực, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân sẽ có thể cứu sống người bệnh, theo Best Life.
Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất? - ảnh 1

Uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giảm 50% nguy cơ đột quỵ

SHUTTERSTOCK

Vậy giờ nào là lúc dễ bị đột quỵ nhất và nên uống thuốc hạ huyết áp lúc nào để giảm nguy cơ?
Nguy cơ đột quỵ tăng 80% trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nguy cơ đột quỵ cao hơn gần 80% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp 31 công trình nghiên cứu với dữ liệu của 11.816 bệnh nhân đột quỵ.
Kết quả đã phát hiện nguy cơ xảy ra đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa tăng đến 79% so với các giờ khác trong ngày.
Các nhà nghiên cứu giải thích cơn đột quỵ "vượt trội buổi sáng" này là do sự thay đổi trong chu kỳ sinh học.
Dữ liệu cho thấy tất cả các loại đột quỵ đều có nguy cơ xảy ra cao nhất trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến trưa.
Kết quả cũng cho thấy, nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng vượt trội đến 89%, đột quỵ do xuất huyết tăng 52% và các cơn đau tim do thiếu máu cục bộ thoáng qua tăng 80%, theo Best Life.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 20.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về đột quỵ như: 10 điều quan trọng về đột quỵ bác sĩ muốn bạn biếtNgười có biểu hiện này coi chừng bị đột quỵ trong vòng vài năm tới...

Khuôn mặt nói gì về sức khỏe của bạn?

Bạn vẫn luôn quan sát khuôn mặt của mình qua gương mỗi ngày. Nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện ra những dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của mình, theo Web MD.

1. Da và mắt hơi vàng

Vàng da là tình trạng gan chưa xử lý hiệu quả các tế bào hồng cầu bị vỡ. Vàng da có thể báo hiệu các tình trạng nghiêm trọng như viêm gan, tăng bạch cầu đơn nhân, hoặc các vấn đề với gan, túi mật, tuyến tụy hoặc lạm dụng rượu. 

2. Vết loét

Những vết loét quanh môi và miệng rất có thể là mụn rộp do vi rút herpes gây ra.
Chúng thường tự biến mất, nhưng nếu tình trạng nặng hơn hoặc bị thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ.
Khuôn mặt nói gì về sức khỏe của bạn? - ảnh 1

Mặt liệt là một dấu hiệu của đột quỵ

SHUTTERSTOCK

3. Môi nứt

Đôi khi, môi khô là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như mất nước. Đây cũng có thể là phản ứng dị ứng hoặc phản ứng với thuốc.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Khuôn mặt nói gì về sức khỏe của bạn? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 20.9. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thói quen như: 6 thói quen hằng ngày có hại cho sức khỏe của bạnChỉ cần 5 thói quen có thể kéo dài tuổi thọ của bạn thêm hơn chục năm...
Kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.