Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cùng nhiễm Covid-19 và cúm, sẽ có triệu chứng này!

07/01/2022 00:14 GMT+7

'Israel mới đây đã phát hiện ca bệnh đầu tiên cùng lúc nhiễm cả Covid-19 và cúm mùa. Triệu chứng gì sẽ xuất hiện khi nhiễm cùng lúc 2 bệnh này?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem câu trả lời bạn nhé!

Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?; 2 thứ bạn sử dụng rất nhiều lại bẩn gấp hàng chục lần bồn vệ sinh; Ngủ dậy thấy chóng mặt là cảnh báo vấn đề gì?... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Triệu chứng gì sẽ xuất hiện khi nhiễm cùng lúc Covid-19 và cúm?

Israel mới đây đã phát hiện ca bệnh đầu tiên cùng lúc nhiễm cả Covid-19 và cúm mùa. Tình trạng nhiễm cùng lúc 2 bệnh này gọi là flurona.

Ca nhiễm flurona đầu tiên này là một người phụ nữ trẻ đang mang thai và chưa tiêm vắc xin Covid-19. Cô chỉ mắc các triệu chứng nhẹ.

Khó thở, nghẹt mũi là những triệu chứng đặc trưng của cả cúm và Covid-19

SHUTTERSTOCK

Vì flurona còn quá mới nên giới khoa học chưa có nhiều thông tin về tình trạng này. Nhóm bác sĩ đang điều trị cho thai phụ ở Israel đang ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng của flurona.

Cả Covid-19 và cúm mùa đều là bệnh do virus gây ra. Triệu chứng đặc trưng là gây khó thở vì 2 bệnh này đều tấn công vào đường hô hấp trên. Do đó, những người mắc flurona cũng sẽ gặp nhiều vấn đề hô hấp đặc trưng của cả Covid-19 và cúm. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.1.

2 thứ bạn sử dụng rất nhiều lại bẩn gấp hàng chục lần bồn vệ sinh

Có những vật dụng rất thân quen bạn sử dụng hằng ngày một cách rất “an toàn”, không ngờ lại là thứ bẩn nhất.

Chuột máy tính. Chuột máy tính chứa nhiều vi trùng hơn bất kỳ tay nắm cửa công cộng hoặc nhà vệ sinh công cộng nào.

Nghiên cứu mới phát hiện chuột máy tính là điểm phát sinh vi khuẩn lớn nhất tại văn phòng, với số lượng vi khuẩn gấp nhiều lần bệ ngồi vệ sinh,

Nhóm nghiên cứu từ thương hiệu chất tẩy rửa Chicopee đã lấy mẫu các nơi tiếp xúc nhiều ở văn phòng để tìm vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, gọi chung là vi trùng.

Chuột máy tính chứa số lượng vi trùng nhiều gấp 11 lần bệ ngồi vệ sinh

SHUTTERSTOCK

Kết quả đã phát hiện chuột máy tính là "kẻ tội đồ" lớn nhất, với số lượng vi trùng nhiều gấp 11 lần bệ ngồi vệ sinh.

Kết quả cũng cho thấy, ngoài bàn làm việc, nhà bếp là nơi chứa nhiều vi trùng nhất, với ấm đun nước và tủ lạnh là bẩn nhất.

Đặc biệt, một điều hết sức bất ngờ trong thời dịch Covid-19, các chai đựng chất sát khuẩn tay cũng là nơi có chứa rất nhiều bào tử nấm mốc.

Cách làm sạch chuột máy tính

Bắt đầu bằng cách rút chuột ra khỏi máy tính hoặc nếu chuột không dây thì tắt nguồn, tháo pin.

Dùng khăn lau kháng khuẩn hoặc thấm cồn, vắt ráo, để lau toàn bộ chuột. Đảm bảo khăn lau không quá ẩm để tránh hơi ẩm lọt vào các khe hở nhỏ.

Vật dụng còn lại chứa nhiều vi trùng là gì? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.1.

Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?

Các chuyên gia khuyên không nên đợi một loại vắc xin Covid-19 nào đó, mà hãy tiêm vắc xin ngay khi có sẵn.

Thực hiện theo một số bước trước, trong và sau khi chủng ngừa để đảm bảo việc tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sau đây một số chuyên gia y tế đưa ra những chỉ dẫn về những gì nên và không nên làm trước, trong và sau khi tiêm vắc xin.

Trước khi tiêm vắc xin

Nếu được, nên tiêm vắc xin vào cuối ngày hoặc thời điểm có thời gian nghỉ ngơi. Một số điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin, gồm:

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19

SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Những loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Chúng ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus.

Các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ là hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Tiến sĩ Kathryn A. Boling, chuyên gia y học gia đình tại Trung tâm Y tế Mercy (Mỹ), cho biết thuốc giảm đau kháng viêm sẽ làm chậm quá trình này.

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.