Ngày mới với tin tức sức khỏe: Kê gối cao mới ngủ được, bác sĩ nói gì?

10/11/2024 00:10 GMT+7

'Nếu bạn không thể ngủ được khi không kê gối cao, thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nguy hiểm'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường; Hướng dẫn mới nhất về cách ngăn ngừa đột quỵ; Gánh nặng ung thư gia tăng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình...

Bác sĩ cảnh báo nếu bạn hay ngủ ở tư thế này

Nếu bạn không thể ngủ được khi không kê gối cao, thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, một bác sĩ hàng đầu đã cảnh báo.

Bác sĩ tim mạch Rosie Godeseth, Phó giám đốc Y khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Vitality Health (Anh), cho biết cảm giác khó thở khi nằm dài trên giường có thể là triệu chứng của suy tim.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Kê gối cao mới ngủ được, bác sĩ nói gì?- Ảnh 1.

Nếu bạn không ngủ được khi không kê gối cao, thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nguy hiểm

Ảnh minh họa: Pexels

Bác sĩ Rosie Godeseth cảnh báo rằng tư thế ngủ "kê gối cao" thường được những người bị suy tim áp dụng vì họ thấy tư thế này giúp họ giảm các triệu chứng.

Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, sưng phù chân tay và đôi khi khó thở cực độ, do chất dịch tích tụ trong phổi.

Các vấn đề về hô hấp có thể trở nên tồi tệ hơn khi nằm, khiến bệnh nhân thường phải kê gối cao để cảm thấy dễ thở hơn.

Bác sĩ Godeseth nói: Đôi khi bệnh nhân suy tim sẽ bị tích tụ dịch trong phổi khiến họ khó thở khi nằm xuống.

Vì vậy, nếu bạn thấy mình phải kê gối cao để ngủ hoặc phải thức giấc vì khó thở, hãy đi bác sĩ để được xét nghiệm chức năng tim. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.11.

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất lỏng ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân.

Sưng phù bàn chân khiến người bị tiểu đường đau và khó chịu. Tình trạng sưng phù này thường xảy ra sau khi họ ăn nhiều muối hay ngồi trong thời gian dài. Trong một số trường hợp, sưng phù bàn chân còn là biểu hiệu của các bệnh tiềm ẩn như suy tim sung huyết hay bệnh thận.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Kê gối cao mới ngủ được, bác sĩ nói gì?- Ảnh 2.

Chạy bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm sưng phù bàn chân ở người bị tiểu đường

ẢNH: PEXELS

Để ngăn ngừa và giảm sưng phù bàn chân, người bị tiểu đường có thể áp dụng những cách sau:

Mang vớ nén. Vớ nén sẽ che phủ chân đến tận đầu gối. Khi mang, vớ sẽ tạo một áp lực vừa phải lên bàn chân và cẳng chân, nhờ đó cải thiện quá trình lưu thông máu. Điều này sẽ giúp giảm sưng phù và viêm ở bàn chân.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên mang vớ nén vào ban ngày và cởi ra khi ngủ vào ban đêm. Vớ không nên quá chật vì có thể làm giảm lưu thông máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Hạn chế ăn muối. Muối giúp tạo hương vị đậm đà cho món ăn nhưng ăn quá nhiều sẽ gây huyết áp cao và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Với người bị tiểu đường, ăn nhiều muối khiến chân dễ bị sưng phù hơn. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.11.

Hướng dẫn mới nhất về cách ngăn ngừa đột quỵ của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ

Tỷ lệ đột quỵ đang gia tăng, nhưng có tới 80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa được, đó là lý do tại sao hiểu và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng.

Các hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ và Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, vừa được công bố trên tạp chí khoa học Stroke, tập trung vào việc xác định và quản lý các yếu tố rủi ro và nêu bật các hành vi lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Kê gối cao mới ngủ được, bác sĩ nói gì?- Ảnh 3.

Cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do đột quỵ là ngăn ngừa đột quỵ đầu tiên, được gọi là phòng ngừa ban đầu

Ảnh: Pexels

Tiến sĩ Cheryl D. Bushnell, giáo sư bộ phận nghiên cứu tại khoa thần kinh học thuộc Trường Y Đại học Wake Forest ở Winston-Salem (Mỹ), cho biết: Cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do đột quỵ là ngăn ngừa đột quỵ đầu tiên, được gọi là phòng ngừa ban đầu.

Một số nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, có thể là do di truyền, lối sống, yếu tố sinh học hoặc các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe. Và trong một số trường hợp, những người này không được sàng lọc thích hợp để xác định nguy cơ của họ.

Lần đầu tiên, các hướng dẫn về đột quỵ chỉ ra các khuyến nghị cụ thể và phác thảo các yếu tố nguy cơ để nhận biết nhằm phòng ngừa và theo dõi.

Các hành vi lối sống phổ biến nhất, dễ kiểm soát nhất, được Hiệp hội Đột quỵ Mỹ gọi là chỉ số sức khỏe tim mạch thiết yếu - mà nếu không được kiểm soát, sẽ trở thành các yếu tố nguy cơ đột quỵ, bao gồm: Ăn chế độ ăn Địa Trung Hải; Tập thể dục nhịp điệu; Ngủ đủ giấc; Không hút thuốc; Theo dõi mức cholesterol, huyết áp, đường huyết và giữ chúng trong phạm vi lành mạnh. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.