Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mặt chảy xệ, nói lắp... là dấu hiệu bệnh gì?

24/02/2022 00:14 GMT+7

'Đột quỵ để lại những di chứng như liệt, gặp vấn đề về ngôn ngữ... Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của bệnh này'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này trong bài viết Điều gì xảy ra nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời?

Ngộ độc do đốt than để sưởi; Có nên ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn?; Tiêm vắc xin cúm giảm nguy cơ bệnh nặng do Covid-19... là những bài viết bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Điều gì xảy ra nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời?

Đột quỵ có thể để lại những di chứng khác nhau, từ liệt đến các vấn đề về ngôn ngữ. Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của đột quỵ.

Phục hồi sau đột quỵ là quá trình rất khó khăn. Chỉ khoảng 10% những người sống sót qua cơn đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn.

Bệnh nhân đột quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức, mỗi phút trì hoãn có thể giết chết 2 triệu tế bào não

SHUTTERSTOCK

Số liệu của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) cho thấy khoảng 40% người từng bị đột quỵ sẽ gặp các tình trạng như suy giảm nhận thức từ trung bình đến nặng, liệt, gặp các vấn đề về trí nhớ hay đau mạn tính.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chứng mất ngôn ngữ, vốn ảnh hưởng đến khả năng nói, viết hoặc hiểu những gì người khác nói. Họ cũng bị trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên, hậu quả có thể được giảm thiểu nếu người bị đột quỵ được cứu chữa kịp thời. Càng chậm trễ điều trị, tổn thương não sẽ càng nghiêm trọng.

Điều quan trọng là phải nhận ra sớm biểu hiện của đột quỵ. Các triệu chứng của đột quỵ là nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 24.2.

Ngộ độc do đốt than để sưởi

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang tích cực điều trị cho 4 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than củi để sưởi ấm.

Các bệnh nhân (BN) ngộ độc khí CO nhập viện gần nhất là 3 người trong cùng gia đình, gồm: Lường Thị D. (người mẹ, 68 tuổi), Lường Thị H. (con gái, 26 tuổi) và Lường Mạnh T. (cháu trai, 7 tuổi). 3 BN đều là người dân tộc Thái, có địa chỉ ở H.Tuần Giáo (Lai Châu), hiện trọ ở Hà Nội để học tập và chữa bệnh.

Phòng trọ của gia đình này rộng chừng 10 m2, được xây khép kín. Chị Lường Thị H. cho biết, khoảng 19 giờ ngày 20.2 sau khi tắm xong, cháu Lường Mạnh T. rét quá nên chị H. đưa bếp than tổ ong vào trong phòng và đóng kín cửa để sưởi. Khoảng 22 giờ cùng ngày, cháu T. có biểu hiện buồn nôn và đau đầu. Sau đó, chị H. và bà D. cũng tiếp tục có biểu hiện tương tự.

Hình ảnh tổn thương não do ngộ độc khí CO khi đốt than sưởi của bệnh nhân 68 tuổi

M.THANH

Gia đình được người dân cùng trọ đưa đến Trung tâm Chống độc cấp cứu ngay trong đêm. Qua kiểm tra, các bác sĩ thấy các BN có biểu hiện nôn nhiều, đau đầu, nồng độ CO trong máu cao. Các BN đã được cấp cứu kịp thời, hiện tình trạng đã dần ổn định. Bạn đọc có thể đón xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 24.2.

Có nên ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn?

Nhiều người thích thưởng thức trái cây trong món tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng theo y học cổ đại Ấn Độ, cần tránh ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn, vì có thể dẫn đến sự hình thành độc tố.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, trái cây dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác trong bữa ăn chính. Nếu trái cây ở trong hệ thống tiêu hóa quá mức cần thiết, nó có thể tạo ra chất độc, theo thời báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Trái cây được cho là dễ tiêu hóa hơn so với các thực phẩm khác. Khi ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn gồm nhiều thức ăn khó tiêu hóa hơn, trái cây sẽ vẫn ở trong dạ dày cho đến khi thức ăn khó tiêu nhất được tiêu hóa xong.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, tốt nhất nên ăn trái cây một mình và không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn

SHUTTERSTOCK

Hậu quả là, trái cây thường ở trong dạ dày quá lâu, bị dịch tiêu hóa “làm chín quá mức”, và bắt đầu lên men - hãy tưởng tượng cả rổ trái cây chín được phơi ngoài nắng, tiến sĩ Dixa Bhavsar, chuyên gia y học cổ đại Ấn độ, giải thích. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.