Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nguyên nhân nào làm cho đường huyết cao?

23/02/2022 00:14 GMT+7

'Đường huyết cao có thể do nhiều nguyên nhân. Ngay cả căng thẳng trong công việc cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Dấu hiệu nào cảnh báo chấn động đã gây vỡ lá lách?; Lợi ích bất ngờ của việc ăn bắp cải; Lạm dụng mạng xã hội có dẫn đến trầm cảm?...

5 thủ phạm hàng đầu gây ra mức đường huyết cao nguy hiểm

Đường huyết cao có thể do nhiều nguyên nhân. Ngay cả căng thẳng trong công việc cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu cao là vô cùng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể dẫn biến chứng nghiêm trọng, như mất thị lực, suy nội tạng và thậm chí phải cắt cụt chi do tổn thương dây thần kinh.

Sau đây là 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra lượng đường trong máu cao và cách phòng tránh, theo nhật báo Express (Anh).

Căng thẳng. Nếu cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận có thể kích hoạt giải phóng glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Giải tỏa căng thẳng và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ có thể kiểm soát mức độ căng thẳng.

Nếu cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận có thể kích hoạt giải phóng glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao

SHUTTERSTOCK

Chế độ ăn uống không lành mạnh. Tất cả bệnh nhân tiểu đường cần phải chú ý chế độ ăn uống để tránh những thực phẩm nguy hiểm gây ra mức đường huyết cao. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên theo một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. 3 thủ phạm hàng đầu gây ra mức đường huyết cao tiếp theo trong bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.2.

Dấu hiệu nào cảnh báo chấn động đã gây vỡ lá lách?

Lá lách là một cơ quan nhỏ trong cơ thể. Dù không được nhắc nhiều như dạ dày, gan hay bàng quàng nhưng lá lách lại đảm nhiệm những chức năng quan trọng.

Lá lách nằm ở bên trái bụng, phía sau dạ dày và xương sườn. Một trong những vai trò quan trọng của lá lách là giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể, trở thành một phần của chức năng miễn dịch.

Tai nạn giao thông, té ngã, va chạm khi chơi thể thao hoặc bị đánh có thể gây vỡ lá lách

SHUTTERSTOCK

Lá lách cũng giúp tạo ra tế bào bạch cầu khi phát hiện vi khuẩn, virus trong máu. Lá lách lớn bằng nắm tay, hình bầu dục và màu tím. Nó sẽ phình to khi cơ thể đang bị bệnh hoặc bị thương.

Thật không may là khi lá lách phình to ra thì nguy cơ chấn thương gây vỡ lá lách cũng sẽ cao hơn. Những chấn thương có thể gây vỡ lá lách thường sẽ có lực tác động rất mạnh, chẳng hạn như tai nạn giao thông, té ngã, va chạm khi chơi thể thao hoặc bị đánh.

Vỡ lá lách sẽ gây ra cơn đau dữ dội bên trái bụng. Cơn đau có thể lan đến vai trái và gây khó thở. Xuất huyết nội do vỡ lá lách sẽ gây choáng váng, buồn nôn, ngất xỉu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.2.

Lợi ích bất ngờ của việc ăn bắp cải

Bắp cải (cabbage) được phân loại là một loại rau họ cải, như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels và cải xoăn.

"Bắp cải là một loại rau tuyệt vời vì nó có hàm lượng calo thấp, nhiều polyphenol và chất chống oxy hóa bao gồm cả vitamin C", Amber Pankonin, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và chủ sở hữu blog thực phẩm Stirlist, cho biết.

Bắp cải

SHUTTERSTOCK

Vì vậy, nếu bạn đã quên bắp cải, có thể đã đến lúc bạn phải chú ý đến nó. Bắp cải có một tác dụng là có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư và giảm viêm, đó là nhờ nó có tác dụng chống oxy hóa.

Chuyên gia Pankonin nói: “Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể có thể gây ra stress oxy hóa, có thể gây ung thư, bệnh tim hoặc thoái hóa điểm vàng. Một chế độ ăn nhiều rau họ cải như bắp cải có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính". Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.