Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nước uống phổ biến này giúp kiểm soát đường huyết

13/11/2022 00:10 GMT+7

'Nước dừa rất tốt nhưng bạn có biết nó cũng có thể giúp kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Làm sao trị nghiến răng lúc ngủ?; Rối loạn tâm lý khiến người phụ nữ cho mình gây ra đại dịch Covid-19; Nghiên cứu mới phát hiện người bệnh này có thể phải kiêng 'yêu'...

Để kiểm soát mức đường huyết, đồ uống này có thể là vị cứu tinh

Nước dừa rất tốt nhưng bạn có biết nó cũng có thể giúp kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để giữ lượng đường trong máu ở mức tối ưu. Trong tình huống như vậy, nước dừa có thể là một vị cứu tinh thực sự.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y tế Journal of Medicinal Food, cho thấy nước dừa giúp cải thiện bệnh tiểu đường.

Nước dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

SHUTTERSTOCK

Trong một nghiên cứu, những con chuột mắc bệnh tiểu đường được điều trị bằng nước dừa đã duy trì lượng đường trong máu tốt hơn những con chuột mắc bệnh tiểu đường khác.

Các nghiên cứu trên động vật khác cho thấy tiêu thụ nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu và giảm cả mức chỉ số đường huyết BbA1c.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ nước dừa có tác dụng này là nhờ hàm lượng kali, magiê, mangan, vitamin C và L-arginine cao trong nước dừa, tất cả đều giúp cải thiện độ nhạy insulin. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 13.11.

Làm sao trị nghiến răng lúc ngủ?

Nghiến răng trong giấc ngủ có thể dẫn đến đau và căng nhức ở hàm, cổ hay mặt, thậm chí gây ê buốt răng. Có nhiều cách có thể giúp điều trị và giảm tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ.

Người nghiến răng cũng có nguy cơ đau đầu gấp 3 lần so với người không nghiến. Căng thẳng có thể khiến tần suất và mức độ nghiến răng tăng lên.

Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây đau nhức hàm mà còn khiến răng dễ bị mài mòn

SHUTTERSTOCK

Nghiến răng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy răng và đau nhức hàm. Ngoài căng thẳng thì lo lắng, uống nhiều caffeine, rượu bia cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Một số nghiên cứu cho thấy uống quá 3 ly rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do caffeine và rượu bia đều là những chất kích hoạt gia tăng hoạt động ở cơ hàm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.11.

Rối loạn tâm lý khiến người phụ nữ cho mình gây ra đại dịch Covid-19

Căn bệnh rối loạn tâm lý kéo dài đã khiến người phụ nữ ở Anh nghĩ mình chính là thủ phạm gây ra đại dịch Covid-19. Những tiếng nói xuất hiện trong đầu thuyết phục cô tin vào điều này.

Cô Natasha Rea, 33 tuổi, sống ở Anh. Cô được chẩn đoán mắc rối loạn khí sắc vào năm 2004, khi chỉ mới 14 tuổi. Tuy nhiên, đến 10 năm sau, cô mới được xác định là bị rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn tâm thần khiến cô Natasha Rea nghĩ rằng chính mình đã gây ra đại dịch Covid-19

SHUTTERSTOCK

Người phụ nữ trải qua những cơn trầm cảm nặng, sau đó là giai đoạn hưng cảm ập đến mà không dự đoán trước được. Những thay đổi khí sắc đã dẫn đến hàng loạt vấn đề thể chất như rối loạn chức năng ruột, cơ thể mệt mỏi đến mức khiến cô không thể di chuyển ra khỏi giường.

Lần đầu cô Rea nhận thấy bản thân có các biểu hiện dao động giữa trạng thái trầm cảm và hưng cảm là vào năm 2011. Khi đó, cô 22 tuổi và vừa sinh con trai. Khoảng 3 tháng sau, mẹ cô bị đau tim. Cú sốc này khiến sức khỏe tâm thần của cô ngày càng xấu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.