Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Gọi điện thoại từng này phút sẽ làm tăng nguy cơ ung thư; Nam giới vòng bụng trên 101 cm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt...
Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19
Cấy ghép phân có thể đóng vai trò quan trọng giúp điều trị Covid-19. Các nhà khoa học phát hiện 2 bệnh nhân Covid-19 có thể trạng suy yếu, đáng lẽ bệnh tiến triển nặng, nhưng khi cấy ghép phân, họ chỉ bị sốt nhẹ trong vài ngày.
Hai ca bệnh kỳ lạ này xuất hiện ở Ba Lan. Ca bệnh đầu tiên là một cụ ông 80 tuổi bị viêm phổi. Ca bệnh thứ hai là một chàng trai 19 tuổi bị ức chế miễn dịch
Cả hai người đều bị nhiễm trùng ruột nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium difficile. Giải pháp điều trị là cấy ghép phân từ người khỏe mạnh. Người hiến phân sẽ được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Phân được sàng lọc cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
Tuy nhiên, điều đặc biệt của 2 ca bệnh này là họ đã bị nhiễm Covid-19. Các bác sĩ cũng không biết vì sao họ nhiễm và nhiễm từ lúc nào.
Các triệu chứng Covid-19 xuất hiện ngay sau khi cấy ghép phân. Nhưng với thể trạng suy yếu, 2 người này đúng ra phải bị các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, họ chỉ bị bệnh nhẹ, cơn sốt xuất hiện chỉ vài ngày là khỏi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp phát hiện này.
Gọi điện thoại từng này phút sẽ làm tăng nguy cơ ung thư
Dù điện thoại di động góp phần cải thiện cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng cũng mang lại tác động tiêu cực, thậm chí rất nghiêm trọng. Một trong số đó là sóng vô tuyến điện thoại có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
|
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh nguy cơ trên là có thật, nhất là với những người sử dụng điện thoại nhiều.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Environmental Research and Public Health, với sự phối hợp của Đại học California, Trường Y tế Cộng đồng Berkeley, Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc và Đại học Quốc gia Seoul.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc sử dụng điện thoại có liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành các khối u, đặc biệt là u não. Theo đó, việc gọi điện thoại hơn 1.000 giờ, hoặc khoảng 17 phút/ngày trong 10 năm sẽ làm tăng tới 60% nguy cơ bị khối u.
Tiến sĩ Joel Moskowitz, tác giả chính của nghiên cứu này, cho biết việc sử dụng điện thoại di động gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Ông là người rất đam mê tìm hiểu về nguy cơ bức xạ từ điện thoại cũng như các thiết bị di động và đã tiến hành nghiên cứu chủ đề này từ năm 2009. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.7.
Nam giới vòng bụng trên 101 cm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt
Mỡ bụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường. Một nghiên cứu mới đây phát hiện nam giới có vòng bụng trên 101 cm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt.
|
Trước đây, các nhà khoa học đã biết thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, họ không biết rõ là liệu mỡ tích tụ ở vùng bụng có vai trò thế nào với ung thư tuyến tiền liệt.
Do đó, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Ung thư Canada, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Canada muốn làm sáng tỏ vấn đề này. Nhóm đã phân tích dữ liệu được thu thập từ hơn 1.900 nam giới trưởng thành. Tất cả đều dưới 75 tuổi.
Các dữ liệu ghi lại số đo vòng bụng, hông, chiều cao, cân nặng và nhiều chỉ số khác. Sau khi phân tích, nhóm khoa học phát hiện những người đàn ông có chu vi vòng bụng từ 101 cm trở lên có nguy cơ cao mắc thư tuyến tiền liệt ở mức độ nặng. Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp giải thích của các nhà khoa học về vấn đề này!
Bình luận (0)