Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện lợi ích tuyệt với của măng cụt

17/02/2023 00:10 GMT+7

'Một phần măng cụt 200 gram sẽ có khoảng 143 calo. Ngoài chất xơ, măng cụt còn có vitamin C, B1, B2, B9, mangan, đồng, magiê và nhiều khoáng chất khác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Chuyên gia chỉ cách giảm tác hại của ăn khuya; Bé trai mắc bệnh hiếm gặp được cứu nhờ loại thuốc đắt nhất thế giới; Ngộ độc do uống thuốc chữa đái tháo đường theo giới thiệu...

4 lợi ích sức khỏe ít người biết của trái măng cụt

Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới và được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại trái cây này đặc trưng với vỏ dày màu tím và phần thịt mềm màu trắng bên trong. Không chỉ có vị thơm ngon, măng cụt còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi, chất xơ và chất chống ô xy hóa.

Một phần măng cụt 200 gram sẽ có khoảng 143 calo. Ngoài chất xơ, măng cụt còn có vitamin C, B1, B2, B9, mangan, đồng, magiê và nhiều khoáng chất khác.

Các chất chống ô xy hóa trong măng cụt có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Các chất chống ô xy hóa trong măng cụt có tác dụng ngăn ngừa ung thư

SHUTTERSTOCK

Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động của nhiều chức năng cơ thể như tổng hợp ADN, vận động cơ, chữa lành vết thương, miễn dịch và truyền tín hiệu thần kinh. Những lợi ích sức khỏe của măng cụt sẽ có trên trang sức khỏe ngày 17.2.

Chuyên gia chỉ cách giảm tác hại của ăn khuya

Ăn khuya có thể thúc đẩy tăng cân, cũng như gây ra các vấn đề tiêu hóa và ảnh hưởng giấc ngủ. Vậy làm thế nào để giảm bớt sự không lành mạnh của bữa ăn này?

Trang tin Eat This, Not That! mới đây dẫn thông tin từ chuyên gia dinh dưỡng Laura Burak (đang làm việc tại Mỹ) cho biết thói quen ăn vặt vào đêm khuya không chỉ cản trở mục tiêu giảm cân mà còn có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, khiến bạn khó ngủ ngon hơn.

Chuyên gia chỉ cách giảm tác hại của ăn khuya  - Ảnh 1.

Thói quen ăn vặt vào đêm khuya không chỉ cản trở mục tiêu giảm cân mà còn có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa

SHUTTERSTOCK

"Hậu quả sẽ trầm trọng hơn nếu bạn chọn ăn khuya bằng các thực phẩm giàu calo, không lành mạnh. Việc nạp chất béo với số lượng lớn vốn mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn bình thường. Điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, hoặc có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày", chuyên gia Burak nói.

Cũng theo bà Burak, cách tốt nhất để tránh tác hại của ăn khuya là từ bỏ thói quen này. "Ngay từ đầu, bạn nên tránh ăn vặt vào ban đêm. Hãy thử tìm hiểu chế độ ăn uống của bản thân xem nó đã hợp lý hay chưa, để cắt đứt nguồn cơn của việc thèm ăn muộn. Thông thường, nếu cơ thể được nạp đủ năng lượng bằng các bữa ăn trong ngày, bạn sẽ không thèm ăn vào ban đêm nữa", nữ chuyên gia cho biết. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 17.2.

Bé trai mắc bệnh hiếm gặp được cứu nhờ loại thuốc đắt nhất thế giới

Bé Teddi Shaw (20 tháng tuổi, người Anh) được điều trị căn bệnh di truyền hiếm gặp có tên là loạn dưỡng chất chuyển sắc (MLD) bằng liệu pháp gien.

Đây là đứa trẻ đầu tiên ở Anh được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) điều trị bằng liệu pháp gien trị giá hàng triệu USD cho một căn bệnh di truyền chết người hiếm gặp.

Bé trai mắc bệnh chết người được cứu nhờ thuốc đắc nhất thế giới giá - Ảnh 1.

Cứ 40.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh loạn dưỡng chất chuyển sắc

SHUTTERSTOCK

Cứ 40.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh này, bệnh gây mất hệ thống thần kinh và chức năng não, dẫn đến trẻ chỉ sống được từ 5 đến 8 năm.

Phương pháp điều trị mang tính cách mạng có tên thương hiệu là Libmeldy, với giá 2,8 triệu bảng Anh (khoảng 80 tỉ đồng), là liệu pháp gien dùng một lần và là loại thuốc đắt nhất thế giới. Thuốc hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào gốc của trẻ và thay thế gien bị lỗi gây bệnh MLD trước khi tiêm lại các tế bào đã được điều trị. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.