Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thêm lợi ích tuyệt vời từ dưa leo

19/12/2023 00:10 GMT+7

'Dưa leo nổi tiếng với hàm lượng nước cao. Ngoài ra, loại thực vật này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thời điểm tốt nhất để uống vitamin; 50 tuổi đi bộ thể dục cảm thấy mệt, phải làm sao?; Lợi ích sức khỏe của củ cải...

Lợi ích sức khỏe không ngờ khi ăn dưa leo vào buổi tối

Ăn khuya thường được biết đến là một trong những hành vi ăn uống dễ gây tăng cân nhất. Nhưng trên thực tế, ăn khuya có gây tăng cân hay không phụ thuộc vào việc ăn món gì. Dưa leo không chỉ là lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn khuya mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Dưa leo nổi tiếng với hàm lượng nước cao. Ngoài ra, loại thực vật này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Trong 100 gram dưa leo có khoảng 0,83 gram tinh bột, 12 mg vitamin C, 13 mg magiê, 16 mg canxi, 26 mg phốt pho cùng nhiều dưỡng chất khác.

Lợi ích sức khỏe không ngờ khi ăn dưa leo vào buổi tối - Ảnh 1.

Ăn dưa leo vào buổi tối có thể giúp dễ ngủ hơn nhờ dưa leo có hàm lượng melatonin

SHUTTERSTOCK

Magiê có lợi ích là hỗ trợ giấc ngủ. Do đó, ăn dưa leo vào buổi tối có thể giúp ngủ ngon hơn. Cụ thể, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Research in Medical Sciences cho thấy bổ sung magiê giúp dễ ngủ hơn, thời lượng ngủ cũng dài hơn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng magiê hoạt động như một chất điều hòa hệ thần kinh, giúp chúng ta dễ thư giãn hơn. Ngoài magiê, dưa leo còn chứa melatonin. Một số bằng chứng khoa học cho thấy bổ sung melatonin có tác dụng điều hòa nhịp sinh học tự nhiên trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm tình trạng khó ngủ đầu hôm.

Ngoài ra, với những người có uống rượu bia vào buổi tối thì ăn dưa chuột trước khi ngủ có thể giúp bạn giảm cảm giác nôn nao khó chịu vào buổi sáng. Lợi ích này là do dưa leo cung cấp lượng vitamin B và chất điện giải đã mất sau khi uống rượu bia. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.12.

Chuyên gia: Thời điểm tốt nhất để uống vitamin

Nhiều người có thói quen uống bổ sung vitamin. Khi chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, uống các chất bổ sung này sẽ giúp ích cho cơ thể.

Nhưng khi nào là thời điểm tốt nhất để uống bổ sung vitamin? Cô Keri Gans, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, đang làm việc tại New York (Mỹ), cho biết: Thời điểm uống vitamin đôi khi có thể quyết định hiệu quả của chúng.

Chuyên gia: Thời điểm tốt nhất để uống vitamin - Ảnh 1.

Thời điểm uống vitamin có thể quyết định hiệu quả của chúng

Shutterstock

Sau đây, cô Gans và các chuyên gia chia sẻ thời điểm nên uống vitamin, gồm thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, vitamin C, vitamin tổng hợp…

Chuyên gia dinh dưỡng Jim White, từ Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng của Mỹ, giải thích: Thời điểm tốt nhất để uống vitamin tùy thuộc vào loại vitamin. Thời điểm và cách thức sử dụng tùy thuộc vào đó là loại vimtain tan trong nước hay tan trong chất béo.

Một số loại vitamin có tác dụng đặc biệt đối với cơ thể cũng cần được uống đúng thời điểm riêng. Ví dụ, vitamin B có thể giúp sản xuất năng lượng nên uống vào buổi sáng sẽ tốt hơn. Và nên uống magiê vào buổi tối để giúp dễ ngủ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 19.12.

50 tuổi đi bộ thể dục cảm thấy mệt, phải làm sao?

Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Võ Quốc Kha, Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, cho biết đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Duy trì thói quen đi bộ thường xuyên giúp giảm cân, ngăn ngừa hoặc phòng tránh nhiều bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư và tiểu đường loại 2, tăng cường sức mạnh xương, cơ bắp, giảm căng thẳng...

Bác sĩ 24/7: 50 tuổi đi bộ thể dục thấy người mệt, phải làm sao? - Ảnh 1.

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Shutterstock

Thời gian đi bộ được khuyến cáo để duy trì sức khỏe là ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Đi bộ nên được thực hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, trừ khi thời tiết bên ngoài quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, khi đi bộ vào trời lạnh chúng ta nên lưu ý những điều sau:

  • Khởi động kỹ trước khi đi bộ giúp làm ấm cơ thể và dãn cơ.
  • Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc thêm lớp áo.
  • Uống đủ nước trong thời gian đi bộ.
  • Điều tiết nhịp thở, hít thở sâu, đều đặn.

Thời gian gần đây, nhiệt độ vào buổi sáng thường thấp hơn các mùa trong năm, trường hợp thức dậy đi tập như thường lệ ở người 50 tuổi như trên nhưng thấy người hơi mệt thì ngoài việc chú ý giữ ấm và điều chỉnh nhịp hít sâu - thở đều cũng như nhịp độ tập luyện (giảm tốc độ), thì đây cũng có thể là những dấu hiệu của một số bệnh lý tim mạch, hô hấp,...

Với dấu hiệu chưa rõ ràng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia đánh giá và đưa ra lời khuyên về chế độ tập luyện phù hợp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.