Ngày mới với tin tức sức khỏe: 'Thuốc' kiểm soát đường huyết từ trong bếp nhà bạn

20/10/2021 00:12 GMT+7

Lo lắng đường huyết tăng sau khi ăn, hãy vào bếp tìm 3 thứ này!; Phát hiện thêm một biến chứng của Covid-19: Viêm tủy xương ... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 20.10 với tin tức sức khỏe!

Bắt đầu ngày mới 20.10 với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu gì của sức khỏe?; 4 cách giúp bảo vệ trẻ trước dịch Covid-19 khi đi học lại; Các quy tắc ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường...

Lo lắng đường huyết tăng sau khi ăn, hãy vào bếp tìm 1 trong 3 thứ này!

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường mà còn có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Để chống lại lượng đường trong máu tăng cao, có 3 thứ trong bếp đã được khoa học chứng minh là tốt nhất.

Trà đen và trà xanh rất rẻ tiền, không độc hại và là thú vui tao nhã có tác dụng giảm đường huyết

SHUTTERSTOCK

Trà đen. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, trà đen đã được chứng minh là có thể giúp ích cho người bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà nghiên cứu đã cho chuột bị tiểu đường tiêu thụ trà đen và trà xanh trong 3 tháng. Kết quả cho thấy, ngoài việc ức chế bệnh đục thủy tinh thể do tiểu đường, trà còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Trà xanh. Theo các nghiên cứu, uống trà xanh có tác dụng giúp giảm mức đường huyết lúc đói và mức đường huyết trung bình A1C, cũng như giảm mức insulin lúc đói - 3 chỉ số phản ánh mức độ của bệnh tiểu đường.

Trà có tác dụng độc đáo này có thể nhờ vào hoạt động chống ô xy hóa của polyphenol và polysaccharid có trong trà giúp kiểm soát đường huyết. Thực phẩm tiếp theo giúp kiểm soát đường huyết là gì? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.10.

Phát hiện thêm một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19: Viêm tủy xương

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh: Viêm tủy xương aspergillus.

Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương - đặc biệt phổ biến ở cột sống, trong bàn chân hoặc gót chân. Viêm tủy xương nhiễm khuẩn thường xảy ra sau một nhiễm trùng nghiêm trọng đã lan vào máu, đưa vi khuẩn vào trong xương.

Gần đây, việc phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh ở Pune (Ấn độ) trong 3 tháng qua đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng trong cộng đồng y tế.

Phát hiện thêm một biến chứng của Covid-19: Viêm tủy xương

SHUTTERSTOCK

Đau thắt lưng dữ dội. Nhiễm trùng lần đầu tiên xuất hiện khi một bệnh nhân 66 tuổi ở Pune (Ấn độ) bị sốt nhẹ và đau thắt lưng dữ dội một tháng sau khi chữa khỏi Covid-19. Bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm không steroid.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh ít thay đổi, các bác sĩ cho chụp MRI. Kết quả cho thấy xương bị tổn thương nghiêm trọng ở các khoảng giữa đĩa đệm cột sống gây viêm đốt sống. Các thiệt hại được báo cáo là do nhiễm nấm, gọi là viêm tủy xương aspergillus. Nội dung tiếp theo của phát hiện này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.10.

Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu gì của sức khỏe?

Nhu cầu đi tiểu có thể liên quan đến nhiều yếu tố, một số nguyên nhân có thể kiểm soát được, nhưng cũng có thể do những nguyên nhân liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm, từ sỏi thận đến tiểu đường, đột quỵ và cả ung thư.

Tốt nhất nên để ý các triệu chứng kèm theo và đi kiểm tra.

Đi tiểu nhiều hóa ra liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm

SHUTTERSTOCK

Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến các triệu chứng bao gồm cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, cảm giác đau, rát khi đi tiểu, đau bụng.

Bệnh tiểu đường. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể do bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 gây ra. Bệnh tiểu đường có thể khiến chất lỏng đi khỏi thận nhiều hơn dưới dạng nước tiểu. Từ đó có thể dẫn đến khát và đói quá mức, giảm cân, mệt mỏi, các vấn đề về thị lực, thay đổi tâm trạng. Bạn đọc có thể xem tiếp nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 20.10.

4 cách giúp bảo vệ trẻ trước dịch Covid-19 khi đi học lại

Học trực tiếp tại trường mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh và phụ huynh. Nhưng khi nguy cơ dịch Covid-19 vẫn còn thì các biện pháp phòng dịch phải là ưu tiên hàng đầu. Để đảm bảo trẻ an toàn trước dịch Covid-19 khi trở lại trường, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm đủ vắc xin. Biện pháp bắt buộc khi trẻ trở lại trường học, dù ở bất kỳ cấp học nào, là thầy cô và mọi nhân viên trong trường phải tiêm đủ vắc xin. Các báo cáo cho thấy phần lớn trường hợp trẻ bị nhiễm Covid-19 là do lây từ người lớn.

Khi trường học mở cửa trở lại thì cả học sinh, giáo viên và mọi người có mặt trong trường đều phải mang khẩu trang

SHUTTERSTOCK

Các nhà chức trách ở bang California (Mỹ) từng ghi nhận một đợt bùng phát Covid-19 tại một trường tiểu học. Khi đó, một giáo viêm bị nhiễm Covid-19 và vẫn đi dạy. Dù trong lớp học, giáo viên này có mang khẩu trang và đứng cách xa 2 mét nhưng nhiều học sinh vẫn bị lây nhiễm.

Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị tiêm ngừa vắc xin cho trẻ em. Cách này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ dịch lây lan khi các em quay lại trường học.

Tất cả đều mang khẩu trang. Trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang lây lan thì khẩu trang là vật bất ly thân. Khi trường học mở cửa trở lại thì cả học sinh, giáo viên và mọi người có mặt trong trường đều phải mang khẩu trang.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo mang khẩu trang cho trẻ từ 2-3 tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi này, mang khẩu trang không còn là vấn đề gì quá khó khăn với các bé. Hãy bắt đầu ngày mới 20.10 với tin tức sức khỏe để xem thêm 2 cách giúp bảo vệ trẻ trước dịch Covid-19 khi đi học lại bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.