Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cảm thấy tê tay khi ngủ dậy, có thể bạn đã mắc bệnh nguy hiểm; Cách mới trị tiểu đường mà không cần dùng thuốc tiêm insulin; Say nắng: Sơ cứu và cách phòng tránh...
Phát hiện bất ngờ: Tiêm vắc xin Covid-19 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open, cho thấy tiêm vắc xin Covid-19 giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ở người đã nhiễm Covid-19.
Từ đầu đại dịch, các chuyên gia đã thấy những người từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu mới đã phát hiện những người đã tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn những người chưa tiêm. Điều này có nghĩa là tiêm phòng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tác giả chính, bác sĩ Alan Kwan, làm việc tại Viện Tim Smidt - Hệ thống Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ), cho biết trong một tuyên bố, theo chuyên trang y tế của Mỹ WebMD.
Bác sĩ Kwan và nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế của gần 24.000 bệnh nhân trưởng thành từng nhiễm Covid-19 ít nhất 1 lần và được điều trị tại Cedars-Sinai từ tháng 3.2020 đến tháng 6.2022. Kết quả của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.2.
Cảm thấy tê tay khi ngủ dậy, có thể bạn đã mắc bệnh nguy hiểm
Tê tay có thể là triệu chứng của một số chứng bệnh cần được kiểm tra. Sau đây là 5 nguyên nhân gây tê ngón tay vào nửa đêm hoặc khi thức dậy.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa ở tay bị chèn ép, thường là do viêm vì làm việc quá mức. Các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
Tiến sĩ Ashish Gosar, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Bhatia Mumbai (Ấn Độ), cho biết: Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm tê, ngứa ran và đau ở bàn tay, ngón tay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến yếu cơ bàn tay và cổ tay.
Tiến sĩ Shyam K Jaiswal, chuyên gia tư vấn cấp cao - khoa Thần kinh, Bệnh viện CARE Banjara Hills, Hyderabad (Ấn Độ), cho biết hội chứng ống cổ tay thường do đánh máy hoặc chơi nhạc cụ, cũng như do viêm khớp dạng thấp, mang thai. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.2.
Cách mới trị tiểu đường mà không cần dùng thuốc tiêm insulin
Các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa phát hiện một loại protein có thể thay thế insulin trong tương lai. Điều này mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân tiểu đường đang phụ thuộc vào insulin.
Trong những năm qua, nhóm nghiên cứu của Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã nghiên cứu về phương pháp điều trị tiểu đường dựa trên một loại protein có tên là S100A9. Họ kỳ vọng S100A9 có thể thay thế insulin trong tương lai, theo tờ The Independent (Anh).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng protein S100A9 trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường. Họ phát hiện protein này có thể giúp cải thiện đáng kể quá trình trao đổi chất của lũ chuột. Không những vậy, đường huyết, chất béo và xeton, một chất hóa học do gan tiết ra khi cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng, cũng được điều chỉnh tốt hơn.
Không những vậy, nghiên cứu cũng phát hiện S100A9 còn có tác dụng kháng viêm, nhờ đó có thể sử dụng hiệu quả để điều trị các rối loạn viêm nhiễm ở nhiều nơi trên cơ thể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)