Nghĩ về những ‘chuyến tàu vét’

02/12/2015 11:17 GMT+7

Quan chức tranh thủ vơ vét tài sản nhà nước, bổ nhiệm cán bộ để tư lợi… trên ‘chuyến tàu vét’ của nhiệm kỳ cho thấy khoảng trống lớn trong quản lý, kiểm soát các quyết định, chính sách mà cán bộ thực hiện trước khi nghỉ hưu.

Quan chức tranh thủ vơ vét tài sản nhà nước, bổ nhiệm cán bộ để tư lợi… trên ‘chuyến tàu vét’ của nhiệm kỳ cho thấy khoảng trống lớn trong quản lý, kiểm soát các quyết định, chính sách mà cán bộ thực hiện trước khi nghỉ hưu.

Ảnh minh họa: 
ShutterstockẢnh minh họa: Shutterstock
Kỳ họp 10 của Quốc hội khóa XIII đã kết thúc và một trong những dư âm của nó để lại chính là câu chất vấn của đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, ông Lê Như Tiến. Đó là Chính phủ có giải pháp nào để xóa tình trạng cán bộ, quan chức nhà nước tranh thủ vơ vét tài sản nhà nước, bổ nhiệm cán bộ với mục đích tư lợi… trên “chuyến tàu vét” trong buổi “hoàng hôn nhiệm kỳ”.
Câu trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khi đó không có gì rõ ràng lắm, rằng Thanh tra Chính phủ ghi nhận và sẽ lưu ý trong kế hoạch thanh tra năm 2016, sẽ thực hiện thanh tra đột xuất khi cần thiết. Nhưng có vẻ đó chưa phải là một lời hứa, một lời cam kết để ngăn chặn tình trạng nhức nhối này.
Còn nhớ, chính ở cơ quan Thanh tra Chính phủ trước đây, cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng đã trở thành một điển hình của câu chuyện “chuyến tàu vét”. Tôi nhớ, trong một cuộc họp báo thường kỳ của cơ quan này, Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh đã thừa nhận, thời điểm cuối nhiệm kỳ, cựu Tổng thanh tra Trần Văn Truyền đã bổ nhiệm hàng loạt quan chức, nhiều người được bổ nhiệm không đạt tiêu chuẩn, trình độ như qui định. Sau này, khi báo chí đề cập đến những khối tài sản, nhà ở bất minh của ông Trần Văn Truyền, căn nhà công vụ do ông sử dụng trái quy định mà cuối cùng ông phải trả lại cho nhà nước… thì người dân tự hiểu, đằng sau đợt bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ của ông Truyền là gì.
Đây là một điều đáng lo ngại mà đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến đã đặt ra rất đúng lúc và Quốc hội, Chính phủ cần xem xét để siết chặt quản lý. Bởi những quyết định bổ nhiệm nhân sự, những quyết sách không minh bạch, rõ ràng mà người lãnh đạo các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan cấp bộ ký trước khi nghỉ hưu, nếu có những gì sai trái, có yếu tố vụ lợi, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Nhưng chắc rằng, câu chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến không chỉ có hàm ý nhắc đến ông cựu Tổng thanh tra Chính phủ mà là đề cập đến tình trạng chung này từ các bộ, ngành Trung ương tới các tỉnh thành.
Ở ngành công thương, dư luận trong bộ này hơn 1 năm qua đã không ít xì xào về những đợt bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự của bộ. Tháng 6.2014, tại Cục Quản lý thị trường, đã xảy ra chuyện bổ nhiệm 2 người vào cùng một chức trưởng phòng (Phòng chống hàng giả). Bộ Công thương sau đó thừa nhận lỗi này và điều chỉnh lại.
Gần đây nhất, việc bổ nhiệm cán bộ tại Sabeco hay việc bổ nhiệm một cán bộ còn quá trẻ, mới làm việc tại Trung tâm thông tin thương mại và công nghiệp của bộ vào vị trí Phó Chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng Bộ (không bổ nhiệm Chánh văn phòng) kiêm trợ lý bộ trưởng cũng gây không ít xì xào, như một dấu hiệu bất minh của “hoàng hôn nhiệm kỳ”.
Đầu năm nay, Bộ Nội vụ cũng đã phải tuyên hủy kết quả một cuộc thi tuyển cán bộ, công chức tại Cục Quản lý thị trường do có nhiều sai phạm nghiêm trọng: lộ đề thi, người trúng tuyển (có một số trường hợp con ông cháu cha) không đạt tiêu chuẩn…
Trước đó nữa, ở ngành giao thông, nguyên Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng đã ký phê duyệt Dự án xây dựng hầm đường bộ Đèo cả - nơi sau này ông tham gia Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần xây dựng Đèo Cả. Thời điểm đó, cựu Phó ban Tổ chức trung ương Đảng Nguyễn Đình Hương đã trả lời báo chí, cho rằng đó là hành động “lót ổ”, “tạo tiền lệ xấu”…. của một cán bộ trước khi nghỉ hưu.
Khi các dấu hiệu bất minh như vậy xảy ra, trước đây, người ta đã thấy có một khoảng trống lớn trong quản lý, kiểm soát các quyết định, chính sách mà cán bộ nhà nước thực hiện trước sau khi nghỉ hưu. Nhưng dường như đến nay chưa có nhiều thay đổi.
Đây là một điều đáng lo ngại mà đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến đã đặt ra rất đúng lúc và Quốc hội, Chính phủ cần xem xét để siết chặt quản lý. Bởi những quyết định bổ nhiệm nhân sự, những quyết sách không minh bạch, rõ ràng mà người lãnh đạo các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan cấp bộ ký trước khi nghỉ hưu, nếu có những gì sai trái, có yếu tố vụ lợi, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.