Ngỡ ngàng dã hương đại thụ hiếm có trên thế giới tại Bắc Giang

18/02/2017 14:02 GMT+7

Cây dã hương ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km) từ bấy lâu nay trở thành biểu tượng du lịch nổi tiếng.

Một buổi chiều cuối tháng Giêng âm lịch, không khí lễ hội vẫn còn ngập tràn khắp các nẻo đường tại vùng quê mộc mạc như Tiên Lãng. Từ thị trấn Vôi, hỏi thăm đường vào đình Viễn Sơn, nơi có dã hương đại thụ ngàn năm tuổi, không ai là không biết.

tin liên quan

Đến thăm làng đúc đồng 400 năm
Kể từ ngày cụ Dương Ngọc Chúc vào xứ Quảng làm nghề đúc đồng rồi truyền nghề lại cho con cháu, làng đúc đồng Phước Kiều đến nay đã hình thành trên 400 năm.
VIDEO: Nhìn ngắm dã hương đại thụ ở Bắc Giang - Thực hiện: Lê Nam

Từ xa, cây dã hương đã thấp thoáng "vẫy chào" khi chúng tôi còn đang chạy xe trên đường làng. Xe chúng tôi vừa dừng trước cổng, ông Hoàng Viết Nên (67 tuổi), người quản lý đình Viễn Sơn hơn 300 năm tuổi và chăm sóc cây dã hương ngàn tuổi đặt chiếc chổi chít sang một bên, ngẩng đầu hỏi khách: "Các cậu đến thăm cụ Dã à?".

Ông Nên giới thiệu: "Cây dã hương Tiên Lục nằm kề ngay sau một ngôi đình cổ ở Viễn Sơn, tạo nên phong cảnh làng quê cổ kính".
Quả là vậy, theo một số nghiên cứu đã được công bố, cây dã hương ở Tiên Lục được coi là cây dã hương già nhất thế giới. Với chiều cao là 36 mét và chu vi gốc 17,6 mét. Cây có dáng vẻ bề thế, uy nghi, tán lá rộng, quanh năm xanh tốt.

Cây có hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Gỗ cây có chứa dầu, đốt thơm như hương trầm. "Cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa dã hương bung nở rất đẹp. Đến tháng 7 hạt từ hoa rơi xuống đất, ông đem ươm xuống đất để mọc ra cây con, khách thập phương đến ngắm cây rất thích mua cây con đem về", ông Nên nói.
Cây dã hương ngàn tuổi ở xã Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang Ảnh Lê Nam
Thân cây có những hốc lớn  Ảnh Lê Nam
Tán lá rộng, xòe ra tứ phía Ảnh Lê Nam
Cận cảnh hốc gỗ bên trong thân cây Ảnh Lê Nam

Ông Nên cũng không quên nhấn mạnh những chi tiết ly kỳ của cây dã hương khi mỗi cành lớn gãy đều có liên quan đến một sự kiện lịch sử của đất nước.
Những thông tin rất thú vị này được ông Nên giới thiệu với bất kỳ du khách nào đến đây tham quan.
Được biết, ông Nên không phải là người đầu tiên quản lý đền Viễn Sơn và cây dã hương ngàn tuổi. Thậm chí, thời gian ông về với cụm di tích này cũng chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, chỉ đến thời ông Nên, du khách thập phương mới được lắng nghe giai thoại về cuộc đời ngàn năm tuổi sống động và đầy đủ như thế của "cụ dã".
Ông Hoàng Viết Nên, 67 tuổi, người trông cây dã hương ở Tiên Lãng Ảnh Lê Nam
Du khách thập phương đổ về thôn Giữa ngắm cây dã hương vào dịp đầu Xuân Ảnh Lê Nam

Chị Phạm Thị Minh Thủy, giảng viên chính trị, một du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Cảm nhận ban đầu của tôi về cây dã hương ngàn tuổi là sự bề thế, choáng ngợp, cảm giác che chở, qua lời ông Nên kể lại càng cảm thấy lớn lao hơn".
Năm 1989, cây dã hương cùng quần thể di tích Tiên Lục đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. Ảnh Lê Nam
Biết bao năm qua, cây dã hương vẫn sừng sững giữa đất trời, tỏa bóng mát, che chở cho bao thế hệ tuổi thơ ở thôn Giữa. Với vóc dáng của một dân tộc kiên cường và quả cảm, cây dã hương ở Tiên Lục, Bắc Giang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.