Ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Những người ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm dễ có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp.
Ảnh: Shutterstock
|
Theo thời gian, thiếu ngủ có thể làm tổn thương khả năng điều chỉnh hoóc môn căng thẳng của cơ thể, dẫn đến huyết áp cao. Không chỉ số giờ bạn ngủ mỗi đêm mà chất lượng của giấc ngủ đêm cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít sâu còn có nhiều nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.
Bớt ăn mặn. Muối khiến cơ thể giữ nước. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, lượng nước dư thừa tích trữ trong cơ thể làm tăng huyết áp. Đây có thể là một vấn đề đặc biệt nếu bạn vốn dĩ đã bị cao huyết áp. Nếu bạn thừa cân, ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối có thể khiến các loại thuốc hạ huyết áp không phát huy công dụng.
Tập thể dục. Người trưởng thành được khuyên tập thể dục ít nhất là 150 phút mỗi tuần đối với các hình thức tập luyện vừa phải hoặc 75 phút/tuần nếu vận động ở cường độ mạnh. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai. Tập thể dục giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Rèn luyện thể chất thường xuyên giúp trái tim hoạt động mạnh mẽ hơn. Một trái tim mạnh mẽ có thể bơm nhiều máu hơn mà không tốn quá nhiều công sức. Để duy trì huyết áp khỏe mạnh, bạn cần phải giữ thói quen tập thể dục đều đặn.
Rau quả. Nghiên cứu chứng minh rằng một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả kết hợp với thực phẩm từ sữa ít béo giúp giảm đáng kể huyết áp, đặc biệt là ở bệnh nhân cao huyết áp. Trái cây và rau có đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ giữ cơ thể trong tình trạng sức khỏe tốt. Chúng cũng chứa kali - nhất là khoai tây và khoai lang - và hàm lượng thấp soidum (chất trong muối), giúp cân bằng các ảnh hưởng tiêu cực của muối.
Giảm cân. Những người béo phì thường có lượng mô mỡ tích trữ gia tăng, làm tăng khả năng kháng cự của mạch máu, từ đó tạo thêm công việc cho tim phải làm. Nếu bạn đang thừa cân thì việc giảm 2 - 3 kg cũng có thể làm giảm huyết áp.
Bình luận (0)