Người bệnh tiểu đường rất thèm ăn cơm, phải làm sao?

Thiên Lan
Thiên Lan
03/07/2021 00:08 GMT+7

Cơm là món ăn chính không thể thiếu trong các bữa ăn của một số quốc gia châu Á. Vì vậy thiếu cơm là điều không thể chịu được đối với nhiều người.

Tại sao gạo được coi là kẻ thù của người bệnh tiểu đường?

Những bệnh nhân tiểu đường buộc phải từ bỏ cơm mặc dù họ yêu thích món ăn chính này, nên người bệnh tiểu đường rất thèm cơm.
Người ta tự hỏi tại sao món ăn truyền thống này lại trở thành kẻ thù của các vấn đề liên quan đến đường huyết, theo Timesnownews.com.
Vấn đề ở chỉ số đường huyết GI.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cho cơm gạo trắng Shutterstock

Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cho cơm gạo trắng

Shutterstock

Chỉ số đường huyết GI của bất kỳ thực phẩm nào là thước đo khả năng làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn thực phẩm đó.

Tại sao chỉ số GI thấp tốt hơn GI cao hơn?

Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ vào máu, điều này gây ra đột biến về lượng đường trong máu và có thể đẩy nhanh sự khởi phát của bệnh tiểu đường.
Điều này đặc biệt đúng với đường tinh luyện và các dạng carbohydrate đơn như gạo trắng, bánh mì và mì ống, theo Healthline.
Ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI thấp có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể chậm. Đường từ thức ăn được tiêu hóa chậm như vậy sẽ được giải phóng vào máu một cách từ từ và duy trì, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Chỉ số GI của các loại gạo và sản phẩm gạo, theo báo cáo trên trang web health.harvard.edu, như sau:
Cơm gạo trắng 73 ± 4
Cơm gạo lứt 68 ± 4
Cháo 78 ± 9
Bún gạo 53 ± 7
Bánh gạo 87 ± 2
Sữa gạo 86 ± 7
GI thấp là từ 55 trở xuống. GI trung bình là từ 56 đến 69. Còn GI cao là từ 70 trở lên.
Như vậy, nhìn vào số liệu trên, mọi người dễ dàng hiểu tại sao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm. GI của cơm lên đến 73 ± 4, theo Timesnownews.com.
Vậy có loại gạo nào người bệnh tiểu đường có thể ăn?
Nếu để ý kỹ bảng số liệu trên, sẽ thấy có một loại gạo đặc biệt - có chỉ số đường huyết GI dưới mức 70.

Đó là gạo lứt! Gạo lứt có GI thấp hơn

Theo báo cáo trên tờ Economic Times, gạo lứt với chỉ số GI thấp - có thể giúp "ngăn chặn bệnh tiểu đường" bằng cách giải phóng chậm đường trong máu, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung của Úc.
Loại gạo này có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy, người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cho cơm gạo trắng, theo Timesnownews.com.
Và tốt nhất là nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày, theo Healthline.

Còn cách ăn cơm nào khác cho người bệnh tiểu đường?

Ngoài việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, còn có thể “độn” gạo lứt với các loại đậu khi nấu cơm.
Một nghiên cứu quan trọng khác, được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, lưu ý rằng "Thay đổi chế độ ăn đơn giản bằng cách thay thế gạo trắng bằng gạo lứt hoặc gạo lứt và các loại đậu - ở những người lớn thừa cân có nguy cơ bị tiểu đường - có thể có ảnh hưởng đáng kể đến đáp ứng glucose và insulin vì đậu rất giàu chất xơ”, theo Timesnownews.com.

Các mẹo khác để ngăn chặn đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn

Thỉnh thoảng nên đổi món bằng ngũ cốc tự rang xay, nhiều chất xơ. Ngũ cốc tự rang xay là nguồn năng lượng tuyệt vời - tốt cho sức khỏe nhất vì tối đa hóa dinh dưỡng và phân hủy vào máu từ từ. Chúng cũng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Ăn thực phẩm có GI cao với các thực phẩm có GI thấp sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu.
Ăn rau trước, rồi ăn cơm gạo lứt cân bằng với đạm nạc, chất béo lành mạnh, thêm rau. Chất béo lành mạnh tốt nhất là dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt, theo Healthline.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.