Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt, tim, thận và thần kinh.
Vậy bạn có thể làm gì để ngăn ngừa và kiểm soát căn bệnh này?
tin liên quan
5 triệu chứng thầm lặng của bệnh tiểu đường, chớ có bỏ qua!Kết quả đánh giá của 16 nghiên cứu đã chỉ ra rằng yến mạch có tác động tích cực đến việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Archy Worldys.
Các chuyên gia cho biết yến mạch có tác dụng này vì nó có chỉ số đường huyết thấp, khoảng 55 hoặc thấp hơn, khiến nó ít có khả năng gây tăng hay giảm đột biến lượng đường trong máu.
Yến mạch cũng chứa B-glucans, có tác dụng giảm glucose và giảm phản ứng insulin sau bữa ăn, cải thiện độ nhạy insulin, giúp duy trì kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều yến mạch vì một cốc chứa khoảng 28 gram carbs. Carbonhydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Nhưng yến mạch không phải là thực phẩm duy nhất bạn có thể ăn vào bữa sáng để giảm lượng đường trong máu. Trứng cũng có thể được thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Một thực phẩm ăn sáng phổ biến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu là bánh mì.
Tiến sĩ Matthew Freeby, giám đốc Trung tâm Tiểu đường Gonda tại UCLA Health (Mỹ), cho biết: Nhiều bệnh nhân tiểu đường nói rằng đường là thứ tồi tệ nhất ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ, nhưng thực ra carbohydrate cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ông khuyến cáo họ nên cẩn trọng với cả lượng carbohydrate, không chỉ lượng đường.
Bánh rán và bánh mì làm từ ngũ cốc tinh chế và chế biến là nguồn carbohydrate chính, dễ làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Bình luận (0)