Những người lớn tuổi thường là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao. Tuy nhiên, bất kể độ tuổi và giới tính, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau thì mọi người cần chú ý đến sức khỏe xương.
Gãy xương
Một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của loãng xương là gãy xương, đặc biệt là với người lớn tuổi. Xương không yếu đi ngay lập tức mà quá trình này diễn ra một cách từ từ, theo MSN.
Đến khi xương quá yếu, chỉ cần một chấn động hay va chạm đủ mạnh là có thể dẫn đến gãy xương. Những vị trí có nguy cơ cao bị gãy là xương cổ tay, đùi, ngón tay, cột sống.
Nồng độ canxi thấp
Nồng độ canxi trong máu thấp có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Dù canxi không thể ngăn ngừa loãng xương nhưng việc bổ sung đủ canxi cho cơ thể có thể duy trì xương chắc khỏe. Đồng thời, loại khoáng chất này cũng hạn chế tình trạng giảm mật độ xương do lão hóa, theo MSN.
Đau lưng
Loãng xương không gây đau nhưng nó lại khiến xương bị suy yếu. Do đó, loãng xương sẽ khiến cột sống cũng như các khớp trở nên dễ bị tổn thương. Một trong những hệ quả là gây đau lưng, khớp.
Vì vậy, những người đang bị đau lưng hay đau khớp cần đặc biệt lưu ý đến loãng xương. Căn bệnh này có thể được điều trị, thậm chí ngăn ngừa được nếu phát hiện kịp thời những bất ổn ở xương.
Người nhỏ nhắn
Trọng lượng cơ thể thấp bé có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Những phụ nữ mà cấu trúc tự nhiên của cơ thể nhỏ hơn so với người trùng bình thì xương của họ cũng sẽ mỏng hơn. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, phụ nữ khi áp dụng chế độ ăn kiêng kéo dài hoặc mắc chứng rối loạn ăn uống có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này làm giảm nồng độ các loại hoóc môn tăng cường sự chắc khỏe của xương, từ đó làm tăng rủi ro loãng xương, theo MSN.
Bình luận (0)