10 năm theo đuổi nghiệp dạy học ở lứa tuổi mầm non, xây dựng phương pháp học riêng cho học sinh người Việt, chị Mai Nhung luôn mong muốn trở thành người dẫn dắt, giúp các em định hình về tính cách, phát triển khả năng tiềm ẩn, học đi đôi với hành một cách thực sự.
Tính đến bây giờ, sau 10 năm theo đuổi chương trình giáo dục mầm non riêng, chị Mai Nhung mới tạm gọi “khởi nghiệp” của chị trong lĩnh vực giáo dục là thành công. Với 3 cơ sở, Trường The First Academy do chị sáng lập luôn thu hút được các gia đình gửi con theo học, và hơn hết, các em ở độ tuổi mầm non từ 4,5 tháng đến 6 tuổi khi đến trường của chị không bao giờ “phải” học mà cảm giác được thỏa mãn khi khám phá thế giới xung quanh với bao điều kỳ thú bằng những trải nghiệm thực tế nhất của cuộc sống.
Người “mẹ” có nhiều con nhất
Chị xem sư phạm như là nghiệp của gia đình, vốn xuất thân trong gia đình khoa cử, cụ nội là cử nhân được ghi tên trên văn bia Quốc Tử Giám, đời ông là thầy nho dạy con quan… nên đến đời chị Mai Nhung dẫu học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tài chính kế toán, nhưng tâm huyết với giáo dục khiến chị rẽ lối. Dù có 2 con nhỏ nhưng thực sự, với những em học sinh tại trường của chị Mai Nhung, từ cách chăm sóc từng em với chế độ một cô một trẻ cho nhóm nhũ nhi, mỗi em học sinh có giáo viên riêng cho riêng mình, từng trang thiết bị được tuyển lựa... chị Mai Nhung chăm sóc và dạy dỗ các em như “chế độ” dành cho chính con của mình.
Táo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
Cũng quan niệm tạo môi trường cho các em học sinh ở tuổi mầm non được học tập, rèn luyện nhưng phương châm giáo dục mà chị Mai Nhung hướng đến hoàn toàn khác. “Tôi không bao giờ muốn các em học sinh trở thành những “người máy” hay bị uốn nắn như những cây bon sai, chỉn chu giống nhau. Chúng tôi tạo ra môi trường chuẩn để các em tự do phát triển trong đó. Tại trường đã áp dụng cả 3 chương trình học, chương trình giáo dục quốc gia để đảm bảo các em vẫn theo kịp chương trình học của Bộ Giáo dục, phương pháp Montessori, phương pháp sư phạm đặc biệt cho trẻ nhỏ do nữ y tá người Ý phát minh dựa trên nhu cầu khám phá và tiếp thu thông qua cảm giác bằng các học cụ được thiết kế chuyên biệt và chương trình học do chính mình khám phá và thiết kế. Phương pháp tích hợp và chủ động. Cùng với 14 môn học cộng với sự kết hợp nhuần nhuyễn của các phương pháp giáo dục quốc tế được chắt lọc và xây dựng phù hợp với các trẻ Việt nhằm giúp cho trẻ phát triển đồng đều các giác quan, có nền tảng kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh trong những năm đầu đời. Tự lập và tự chủ trong mọi hoàn cảnh môi trường khác nhau”.
Các em dẫu ở độ tuổi mầm non nhưng thông qua phương pháp dạy học của chị Mai Nhung dần học được cách tự lập. Đây là một trong những ngôi trường áp dụng phương pháp mỗi tháng hè học sinh “phải” ở lại trường một ngày định kỳ thường niên.
“Ngày đầu tiên áp dụng chương trình, nhiều em học sinh đã khóc khi lần đầu phải ngủ ở nơi xa lạ không có ba mẹ, đôi khi các em phải ngủ cạnh những người bạn hay anh chị khác lớp nữa, các em phải học làm việc, dọn vệ sinh trong khuôn viên trường... thậm chí việc tự chăm sóc bản thân, dù dưới sự hướng dẫn của cô giáo nhưng với độ tuổi đó khi rời khỏi “vùng an toàn” khiến các em bất an. Tuy nhiên, sau một đêm, các em gặp bố mẹ, dù vẫn khóc nhưng đó là nước mắt của sự trưởng thành, của việc lớn lên, không phải là sự bất an mà là biết ơn bố mẹ, biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ mình mỗi ngày, biết giá trị của sức lao động cho dù nhỏ bé”.
Không thất bại phương pháp mà thất bại kinh doanh
Mãi cho đến giờ, chị Mai Nhung vẫn không nghĩ việc trường học đầu tiên do chị mở thất bại về phương pháp giáo dục, mà đó là sự thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh ngành giáo dục. Chị kể: “Thất bại là chuyện bình thường trong kinh doanh và tôi học rất nhiều từ sự thất bại đó. Vào thời điểm khi chuyển nhà vào TP.HCM và năm 2010, lúc đó tôi nhớ nghề và thèm được đi làm sau khi sinh đến độ cầm hồ sơ xin việc khắp 11 trường mầm non trong thành phố nhưng đều bị từ chối. Và thế là tôi chuyển sang kêu gọi tài chính cùng xây dựng hệ thống giáo dục mà tôi chắt lọc từ 7 năm kinh nghiệm thực tế. Chỉ trong vòng 45 ngày, từ việc sửa chữa cơ sở, lắp đặt trang thiết bị, trang trí.. ngôi trường The FIRST Academy (TFA) ra đời vào đầu tháng 7.2013”.
Ngô Thị Quyền, cô giáo tận tâm với nghề ở xã đảo Tam Hải (Quảng
Nam) và trở thành 'người mẹ thứ hai' của những đứa trẻ khuyết tật, xứng
đáng nhận nhiều lời khen ngợi trong Ngày người khuyết tật VN 18.4.
Từ đó đến nay, liên tiếp 2 cơ sở mới đã thành lập trong năm tiếp theo chứng tỏ phương pháp giáo dục của chị Mai Nhung đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không dừng lại với thành công hiện tại, vào tháng 9 tới đây, toàn bộ chương trình học tại trường sẽ chuyển sang dạy song ngữ mang tầm quốc tế. Theo chị: “Nếu đứng từ góc nhìn của một nhà đầu tư, tôi đang vi phạm những nguyên tắc làm giảm lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của nhà sư phạm, các em sẽ được học những điều mới, hấp dẫn và phù hợp với thực tiễn. Việc đổi sang dạy song ngữ cũng gây khó khăn cho chúng tôi, toàn bộ đội ngũ giáo viên Việt phải được chuẩn hóa, nhiều chuyên gia giáo dục được mời từ Mỹ về sẽ đứng lớp truyền đạt cho các em, giúp các em không bỡ ngỡ dù có đi bất kỳ đâu”.
Chị cũng đang thiết lập khu bếp riêng theo mô hình của Master Chef, để các em có thể đến thực hành những kiến thức nấu ăn một các bài bản, được “chơi” thực thụ với thực phẩm. Ngoài ra, học viện kết hợp những đối tác trong ngành cung ứng thực phẩm hình thành một siêu thị mini mang tính tiện ích từ mua sắm thực tế tới hệ thống online trong khu vực trường để các phụ huynh khi chờ con có thể tranh thủ đi lựa thực phẩm hoặc đặt giao hàng cho bữa cơm của gia đình.
“Hiệu trưởng” của Học viện The First Academy là người luôn đề cao sự thực tế. Theo chị: “Phải được áp dụng từ thực tế thì những lý thuyết mới trở thành kiến thức thực sự của các em. Trong chương trình học, bên cạnh môn học văn hóa, tôi sắp xếp cho các em đi học cưỡi ngựa ở trường dạy đua ngựa Pony, học nấu ăn với chuyên gia ẩm thực hàng đầu trong ngành, học thời trang với những nhà thiết kế nổi tiếng nhất, hoặc làm quen với bộ môn golf… dẫu chỉ giai đoạn đầu đời nhưng các em được định hướng nên hình thành phong cách từ bé. Trải nghiệm thực tế giúp các em hình thành nhân cách, sớm định hướng được con đường tương lai”.
Cận thị sớm và béo phì là hai bệnh rất phổ biến ở trẻ tại các trường mầm non, trong đó xem ti vi liên tục là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc 2 căn bệnh này.
Sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trên thế giới. Ngoài cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Harvard còn đào tạo ra nhiều nhân vật quyền lực và có sức ảnh hưởng khác.
Bình luận (0)