Theo đó, sẽ có 9 thông số với chất lượng môi trường không khí bao gồm: NO2 , CO2, bụi tổng, bụi PM 10, tiếng ồn, pH, DO, BOD5, COD.
Cũng theo ông Nguyễn Toàn Thắng, về vấn đề quan trắc môi trường, Sở TNMT đã thực hiện từ năm 1993. Tuy nhiên, theo kế hoạch phối hợp giữa Sở TNMT và Sở GTVT TP.HCM sẽ đưa các thông tin về quan trắc không khí và nước mặt lên 48 bảng điện tử ở các vị trí khác nhau của thành phố, giúp cho người dân dễ dàng theo dõi chất lượng môi trường sống. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng có giải pháp xử lý môi trường hết sức thích hợp.
Ngoài ra, trong thời gian tới, Sở TNMT cũng tích hợp nhiều giải pháp công khai khác các số liệu về môi trường như sẽ đưa thông tin lên website của ngành, điện thoại thông minh và thông qua nhiều kênh. Việc này còn để người dân có thể theo dõi đa chiều và cùng giám sát môi trường với cơ quan chức năng về công tác quản lý môi trường.
tin liên quan
Chủ nguồn thải phải lắp hệ thống quan trắc tự độngĐó là thông tin ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, cho biết liên quan đến bài viết Ô nhiễm môi trường chưa được cảnh báo kịp thời đăng trên Báo Thanh Niên mới đây.
Theo kế hoạch, Sở TNMT sẽ cung cấp cho người dân số liệu môi trường mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, Sở TNMT cũng đang xây dựng lộ trình tăng tần suất quan trắc thông tin một tháng từ 3 đến 4 lần.
Hiện nay, tại TP.HCM có 20 trạm quan trắc không khí, 26 trạm quan trắc nước mặt và 20 trạm quan trắc nước sông. Tiến tới đề án nâng cao chất lượng quan trắc, Sở TNMT sẽ tiến hành bố trí thêm nhiều trạm ở các vị trí phù hợp để kiểm soát được vấn đề môi trường của thành phố.
Ông Thắng cho biết thêm, tính từ thời điểm công bố thông tin trên bảng điện tử, tình hình không khí nước mặt ở thành phố đạt chuẩn quy định. Tuy nhiên có một số nơi có diễn biến thời tiết nóng nên gây tình trạng thiếu oxy trên bề mặt nước như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
|
“Đánh giá kết quả môi trường tùy thuộc vào diễn biến kết quả sản xuất, lưu thông của phương tiện và nhiều yếu tố khác. Quan trọng nhất là việc kiểm soát được chất lượng nước không khí được đảm bảo. Ví dụ nếu xác định được nguồn khí thải từ phương tiện giao thông thì phải có giải pháp về xăng sử dụng, điều tiết phương tiện cho thích hợp. Nếu xác định ô nhiễm do khói từ các nhà máy thì chúng ta sẽ xử lý ngay. Đó là những ví dụ hết sức cụ thể để minh chứng rằng có kiểm soát được nguyên nhân thì việc xử lý mới phù hợp”, ông Thắng cho biết thêm.
tin liên quan
Mưa trái mùa ở Nam bộ đạt kỷ lục 253 mm Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ vừa có báo cáo về tình
hình mưa trái mùa trong những ngày qua. Theo đó, hầu hết các nơi trên
toàn khu vực Nam bộ đều có mưa trái mùa.
Bình luận (0)