Sáng nay 3.7, Thạc sĩ Lê Đình Quyết cho biết hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 220 km, cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 340 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió giật mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ trung bình đến mạnh nên ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa dông, gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 2-3,5m. Biển động. Vùng biển Phú Quốc, Thổ Chu Kiên Giang gió Tây Nam cấp 5, giật cấp 6-7, mưa dông làm giảm tầm nhìn.
tin liên quan
Người Sài Gòn thở dốc vì nóng khủng khiếp: Bỏ nhà ra đường ngồi, bệnh nhân 'trốn' phòng bệnhHiện tại, quan sát trên ảnh radar thời tiết và ảnh mây vệ tinh cho thấy mây đối lưu đang phát triển và gây mưa trên hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Dự báo đến trưa và chiều nay, mưa vẫn xuất hiện ở Tiền Giang, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc, sét và gió giật mạnh.
Đến 10h30 sáng nay, lượng mưa đo được 50-60 mm như: Giá Rai (Bạc Liêu) 45.6 mm, Thới Bình (Cà Mau) 50 mm, Ô Môn (Cần Thơ): 46 mm. Đặc biệt, Giồng Riềng (Kiên Giang) 84 mm, từ giờ đến tối các khu vực này còn tiếp tục mưa. Gió trên các vùng biển từ Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau từ hôm qua đến sáng nay luôn xuất hiện gió giật cấp 7-8.
Dự báo đến hết ngày mai, bão đi vào đất liền, gió Tây Nam yếu đi, mưa sẽ giảm hơn. Sau mưa giảm trời sẽ có nhiều mây, nhiệt độ tăng lên ở mức 33-34oC.
Bình luận (0)