Người về từ Đà Nẵng phải cách ly 14 ngày và xét nghiệm PCR bắt buộc

Liên Châu
Liên Châu
06/08/2020 13:55 GMT+7

Bệnh nhân Covid-19 thứ 714 được xác định Covid-19 sau gần 20 ngày về từ Đà Nẵng khiến nhiều người nghi ngại về thời gian 14 ngày cách ly chưa đủ an toàn cho cộng đồng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 sáng nay, 6.8, thông báo bệnh nhân thứ 714 là nhân viên điều hành Xí nghiệp xe buýt 10.10, trú tại P.Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Trước khi được xác định ca bệnh Covid-19, anh T. đi Đà Nẵng từ ngày 14 - 17.7 cùng gia đình.
Khoảng 18 giờ 30 ngày 17.7, anh T. về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và đi taxi người quen về nhà. Về đến Hà Nội, bệnh nhân tiếp xúc nhiều người.
Ngày 19.7, bệnh nhân có sốt, viêm họng, tự uống thuốc tại nhà. Sau đó, tiếp tục tiếp đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người khác.
Ngày 25.7 (10 ngày sau khi trở về Hà Nội và 7 ngày sau khi sốt), anh T. về quê vợ tại thôn Lạc Thành Bắc (xã Tây Ninh, H.Tiền Hải, Thái Bình).
Ngày 26.7, anh T. lên Hà Nội khai báo y tế và bắt đầu đeo khẩu trang.

Hà Nội khử khuẩn nơi nhân viên xe buýt mắc Covid-19 từng đến đón vợ

Theo lịch sử dịch tễ của người bệnh, ngày 31.7, anh T. làm test nhanh tại Trung tâm Y tế P.Phúc Diễn, có kết quả âm tính IgM, IgG.
Khoảng 9 giờ ngày 3.8, bệnh nhân này đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm), được chụp X-quang phổi (có hình ảnh đám mờ ở phổi), sau đó được tư vấn đến Bệnh viện Hà Đông điều trị.
Ngày 4.8, khoảng 8 giờ, bệnh nhân đến bệnh viện (BV) Hà Đông đăng ký khám và khai báo y tế. Sau đó, bệnh nhân xin chuyển sang BV Phổi để khám.
Đến 9 giờ 30 phút tại BV Phổi T.Ư, bệnh nhân khai báo y tế và được tư vấn chuyển sang BV Nhiệt đới T.Ư 2 khám, điều trị (bệnh nhân đến viện lúc 10 giờ 30 phút).

Thứ trưởng Bộ Y tế: '10 ngày tới sẽ là đỉnh dịch Covid-19'

Theo chuyên gia của Ban Chỉ đạo, nguyên nhân khiến anh T. đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, không áp dụng các biện pháp phòng lây bệnh do lúc đó là thời điểm trước ngày 25.7, ổ dịch Đà Nẵng chưa được phát hiện.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, như anh T. là người có liên quan ổ dịch, đã có biểu hiện bệnh (sốt từ ngày 19.7), đáng ra, ngay khi phát hiện ổ dịch tại Đà Nẵng, cần được làm xét nghiệm sớm hơn (xét nghiệm PCR để khẳng định), chứ không nên làm xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh. Trong khi thực tế, ngày 4.8, sau khi đi đã khám một số nơi, anh T. mới được làm xét nghiệm khẳng định.
Từ trường hợp bệnh nhân 741, chuyên gia này lưu ý: ''Tại thời điểm hiện nay, tất cả người đi về từ Đà Nẵng cần được giám sát sức khỏe. Theo đó, nếu người đi từ ổ dịch (liên quan ca bệnh tại Đà Nẵng, từng đến 3 bệnh viện là ổ dịch tại Đà Nẵng), khi về địa phương cần cách ly 14 ngày và phải xét nghiệm bằng PCR, đó là bắt buộc. Nếu là bệnh nhân F1, sẽ được điều trị cách ly tại bệnh viện, tiếp tục cách ly thêm 14 ngày sau khi khỏi bệnh''.
Còn những người đi từ Đà Nẵng về phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà. Nhưng nếu có sốt cần đến ngay cơ sở y tế khám và cần được xét nghiệm.
''Như bệnh nhân 741, trước khi được xác định mắc Covid-19, bệnh nhân đã đi khám tại một số bệnh viện nhưng không được chỉ định xét nghiệm PCR ngay. Do đó, cần đặc biệt lưu ý để xét nghiệm kịp thời, với những người đi về từ vùng dịch có triệu chứng bệnh'', chuyên gia này lưu ý và cho rằng: "Hiện tại, việc cách ly 14 ngày theo dõi Covid-19 vẫn là phù hợp. Nhưng các trường hợp có liên quan vùng dịch và đã có triệu chứng bệnh cần được chỉ định xét nghiệm xác định ngay, chứ không làm test nhanh''.
Theo Bộ Y tế, các địa phương đều có đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh, giải đáp cho người dân các vấn đề liên quan đến Covid-19. Có thể liên lạc đường dây nóng 19009095 để được hỗ trợ.

Bản tin Covid-19 ngày 5.8: Một ngày thêm 43 ca bệnh mới, lây nhiễm cộng đồng lan đến Bắc Giang, Lạng Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.