Trang Sci-News vừa dẫn thông tin từ Giáo sư Mathieu Ossendrijver, thuộc Đại học Humboldt (Đức), cho biết nhiều nghiên cứu chỉ ra các nhà thiên văn thời Babylon sử dụng hình học để tính toán vị trí của sao Mộc.
Sao Mộc - Ảnh: NASA |
Giáo sư Ossendrijver dịch năm bảng đất sét chứa những ký tự hình nêm Babylon có niên đại từ 350 - 50 trước Công nguyên và thấy rằng chúng có chứa một phép tính phức tạp của các vị trí của sao Mộc.
Các bảng đất sét trên được khai quật từ thế kỷ 19 ở vị trí ngôi đền Esagila ở Babylon và nay được trưng bày tại Bảo tàng London (Anh). Các nhà nghiên cứu thời kỳ đó miêu tả hai khoảng thời gian từ khi sao mộc xuất hiện trên đường chân trời, tính toán được vị trí của hành tinh này trong khoảng thời gian 60 và 120 ngày.
Các văn bản có chứa các tính toán hình học dựa trên diện tích của một hình thang, với cạnh dài và cạnh ngắn của nó.
Bình luận (0)