Ngoài ra, những người thức khuya có thói quen ăn uống thất thường hơn và có chế độ ăn uống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đường và thức ăn nhanh hơn những người dậy sớm.
tin liên quan
Cấp cứu 17 trẻ nuốt dị vật, 1 trẻ tử vongNhững người thuộc loại “cú đêm” cũng ăn ít trái cây và rau củ hơn, đồng thời nạp nhiều năng lượng hơn từ chất béo.
“Ở trẻ vị thành niên, chúng tôi cũng thấy thức khuya có liên quan đến hành vi ăn uống thất thường và chế độ ăn uống kém dưỡng chất hơn”, chuyên gia Suzana Almoosawi thuộc Đại học Northumbria (Anh) cho hay.
Ăn khuya cũng liên quan đến tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 vì ảnh hưởng đến cách glucose được chuyển hóa trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu giải thích mức đường glucose thường tự giảm trong ngày và đạt mức thấp nhất vào ban đêm.
Tuy nhiên, ăn trước khi ngủ khiến mức đường tăng lên, gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất vì cơ thể không tuân theo quy trình sinh học bình thường.
Bình luận (0)