Theo nghiên cứu công bố trên chuyên san Internal Medicine Journal, nguy cơ gia tăng không nhất thiết phải là lúc bắt đầu các triệu chứng hô hấp, nó tăng cao trong 7 ngày đầu và giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong một tháng.
Geoffrey Tofler, giáo sư và bác sĩ tim mạch của Đại học Sydney (Úc), cho biết: “Các phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng nhiễm trùng đường hô hấp có thể đóng vai trò kích động cơn đau tim”. Chuyên gia Tofler nói thêm: “Những lý do tiềm tàng tại sao nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra cơn đau tim bao gồm xu hướng đông máu, viêm nhiễm và chất độc làm hư hại mạch máu cũng như sự thay đổi trong dòng máu”.
tin liên quan
Bệnh tim là bệnh 'giết' người nhiều nhất thế giớiNghiên cứu mới cho thấy khoảng 1/3 số người tử vong trên khắp thế giới là kết quả của bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, bệnh tim là 'kẻ giết người số 1' trên toàn cầu.
Ngoài ra, những người bị các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm mũi và viêm xoang cũng có nguy cơ đau tim cao gấp 13 lần. Chuyên gia Lorcan Ruane thuộc Đại học Sydney giải thích: “Mặc dù những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng ít nghiêm trọng hơn, nhưng thường gặp hơn các triệu chứng đường hô hấp dưới”.
Nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận trên sau khi khảo sát 578 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. Đây là những người thường mắc các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp. Các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa bao gồm cả vắc xin cúm và viêm phổi.
tin liên quan
Học sinh lớp 10 tìm ra phương pháp phát hiện bệnh đau tim yên lặngMột nam sinh lớp 10 ở Ấn Độ đã phát triển thành công phương pháp giúp phát hiện bệnh đau tim yên lặng, một dạng đau tim mà không có biểu hiện bất thường gì bên ngoài. Y học thế giới vẫn đang nghiên cứu bệnh này.
Bình luận (0)